Bệnh giật kinh phong ở trẻ em sinh ra do rối loạn các tín hiệu điện trong hệ thống thần kinh trung ương. Đối với trẻ em vì não bộ chưa hoàn thiện nên dễ dàng trở thành nạn nhân của bệnh kinh phong. Tuy nhiên, không phải bậc cha mẹ nào cũng biết những hậu quả nguy hiểm của căn bệnh này.
Ngày đăng: 04-02-2017
1,750 lượt xem
Những nguy hiểm của bệnh giật kinh phong ở trẻ em
- Khi xuất hiện bệnh giật kinh phong ở trẻ em mà không được điều trị kịp thời, hoặc điều trị sai cách dẫn tới cơn co giật xuất hiện nhiều lần, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, so với các bạn đồng tráng lứa trẻ sẽ chậm nói hơn, tiếp thu kém, hay quên...do đó, việc học hành của trẻ sẽ bị gián đoạn, không theo kịp bạn bè.
Bệnh giật kinh phong ở trẻ khiến trẻ tiếp thu kém hơn so với bạn bè
- Trẻ hay cáu gắt, có thái độ bất hợp tác, bi quan với cuộc sống, dễ kích động bản thân, tăng động quá mức, tự làm tổn thương mình.
- Trẻ thường hay bị bạn bè xa lánh, bị xã hội kì thị, cho rằng trẻ bị điên loạn nên rất khó để trẻ hòa nhập với môi trường sống như những đứa trẻ bình thường.
- Khi xuất hiện cơn co giật dễ cắn phải lưỡi, ngừng thở do tắc đường thở, tổn thương não do thiếu oxy, cơn co giật lâu ngày sẽ khiến trẻ bị thiểu năng trí tuệ, rối loạn hành vi, hệ miễn dịch của trẻ yếu, dễ nhiễm các bệnh khác.
- Tình trạng một cơn co giật hoặc một chuỗi co giật liên tục xảy ra quá 5 phút, khiến trẻ dễ gặp nguy cơ tổn thương não, thậm chí tử vong.
-Cơn co giật thường xuất hiện bất ngờ, trẻ bị mất ý thức mà không có ai ở bên cạnh sẽ dẫn đến những tai nạn thương tâm như gãy xương, chấn thương não, đuối nước…
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG
Một số bài thuốc đông y điều trị bệnh giật kinh phong ở trẻ em dạng mạn tính
Giật kinh phong mạn tính(mạn kinh phong) do cấp kinh phong không điều trị mà thành. Triệu chứng chủ yếu của mạn kinh phong là ngoài triệu chứng co giật hôn mê như chứng cấp kinh ra còn có những biểu hiện tinh thần mệt mỏi hay ngủ, sắc mặt trắng bợt hoặc vàng héo, tay chân giá lạnh thở nhỏ và yếu; thóp lõm xuống nhắm mắt, lắc đầu. Mạch trầm tế vô lực.
Nếu để bệnh giật kinh phong ở trẻ em tiến triển nặng sẽ rất khó chữa trị
Bài thuốc: Dùng củ đinh lăng nhỏ (sao gừng) 12g, thục địa 12g, mạch môn 8g, xương bồ 8g, ba kích 8g, thạch hộc 10g, mai ba ba 12g, nhục quế 4g. Nước 600ml, sắc còn 200ml. Mỗi lần cho uống 30-40ml, hòa bột quế 0,2g khuấy đều, cách 2 giờ cho trẻ uống 1 lần.
Nếu tỳ dương suy kém thì phải ôn tỳ kiện vị. Bài thuốc: Lá sung (sao vàng) 12g, hạt sen (sao vàng) 16g, củ mài (sao vàng) 16g, củ sả 8g, cam thảo dây 8g, gừng khô sao 10g. Nước 600ml, sắc còn 200ml, mỗi lần cho trẻ uống 30-40ml, cách 2-3 giờ.
Tỳ thận dương hư thì cứu tỳ thận, hồi chân dương. Bài thuốc: củ đinh lăng nhỏ lá (sao gừng) 12g, đất lòng bếp 16g, gừng khô 10g, đinh hương 2g, hồ tiêu 2g, nhục quế 4g. Tất cả tán nhỏ rây mịn đựng lọ, dùng dần. Mỗi lần uống 2-4g, ngày 2-3 lần, tùy trẻ lớn nhỏ mà thêm bớt liều lượng cho phù hợp
Trên đây là một số biến chứng nguy hiểm mà bệnh giật kinh phong ở trẻ em có thể gây ra, và một số bài thuốc đông y phổ biến để điều trị bệnh kinh phong dạng nặng. Cha mẹ nên đứa trẻ đến các phòng khám đông y và cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được bắt mạch, hốt thuốc đúng với tình trạng bệnh của trẻ.
<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn