Bị động kinh có nên lao động ở các nơi có băng truyền và vận hành máy móc?

Người bị động kinh có nên lao động ở các nơi có băng truyền, vận hành máy móc hay không. Câu trả lời sẽ được giải thích cụ thể hơn trong bài viết dưới đây.

Ngày đăng: 19-03-2021

606 lượt xem

Người bị động kinh nên hạn chế những công việc nào?

Công việc gây căng thẳng, stress quá mức

Căng thẳng, áp lực chính là một trong những yếu tố tác động gia tăng kích thích lên nào bộ vì vậy dễ làm các cơn co giật động kinh tái phát trong thời gian ngắn. Điều này không hề tốt cho quá trình điều trị động kinh vì sẽ làm tình trạng tổn thương não bộ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Do đó, một trong những điều mà người bệnh động kinh nên tránh chính là các vị trí công việc phải thay đổi liên tục, áp lực về kế hoạch phát triển, doanh số bán hàng… Bên cạnh đó, môi trường làm việc với đồng nghiệp thường gây áp lực, làm khó khăn cũng là nơi mà người bị động kinh dễ bị tổn thương, trầm cảm sau thời gian dài làm việc.

Người mắc bệnh động kinh nên hạn chế công việc căng thẳng

Tránh công việc phải vận hành máy móc, điều khiển băng chuyền

Giống như việc điều khiển xe gắn máy, xe ô tô, điều khiển băng chuyền và máy móc đòi hỏi sự tập trung cao độ đối với cả trí não lẫn cả cơ thể. Nếu chẳng may lên cơn co giật đột ngột trong quá trình điều khiển các phương tiện kể trên, người bị động kinh sẽ dễ bị tổn thương, thậm chí là làm tổn hại đến người khác, tiền của của công ty, doanh nghiệp đang làm việc.

Do đó, bệnh nhân động kinh nên hạn chế làm các việc liên quan đến điều khiển máy móc, băng chuyền, các loại xe hay bất cứ phương tiện giao thông nào.

Người mắc bệnh động kinh nên tránh công việc máy móc,dây chuyền

Không nên chọn công việc quá biệt lập

Làm việc trên đài điều khiển trên cao, đồn bảo vệ cách xa khu dân cư hay các nơi có tính biệt lập, ít người qua lại cũng là mối đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân động kinh. Trong trường hợp các cơn co giật đột ngột xuất hiện, người bệnh có thể đột tử, chấn thương mà không có mọi người xung quanh sơ cứu kịp thời, đưa đến cơ sở y tế đúng lúc.

Ngoài ra, người bị động kinh vẫn còn đang trong quá trình điều trị phải tuân thủ theo chế độ sinh hoạt khoa học, không đi làm ca đêm, làm quá sức, làm việc nặng nhọc quá mức.

7 nghề nghiệp phù hợp với người bệnh động kinh

Tìm kiếm một công việc phù hợp chắc chắn sẽ rất có ích trong quá trình điều trị bệnh cho người đang mắc động kinh. Vì môi trường làm việc được trò chuyện, giao tiếp với đồng nghiệp, một số người khác sẽ giúp người mắc động kinh giải tỏa căng thẳng, giảm bớt sự buồn bực và thư giãn tốt hơn.

Dưới đây là một số công việc phù hợp đối với người đang mắc động kinh:

Văn thư, làm việc ở thư viện

Khác với các nơi làm việc khác như ở văn phòng gó bó, cơ sở kinh doanh buôn bán ồn ào, bệnh viện đầy áp lực… thư viện là nơi vừa đủ yên tĩnh vừa đủ vui vẻ để người bệnh động kinh có thể lao động mỗi ngày. Tại thư viện, người bệnh chỉ sắp xếp sách theo thứ tự, ghi chép, lưu trữ thông tin người mượn sách và một số công việc liên quan. Nhưng nhìn chung công việc văn thư ở thư viện hay phòng tài liệu của các cơ quan đều khá nhẹ nhàng, không áp lực mà môi trường lại yên tĩnh, thoải mái.

Giáo viên

Một số bệnh nhân động kinh có thể chọn học theo ngành giáo viên nếu thích vì đây cũng là công việc khá phù hợp, không nhiều áp lực và mỗi ngày cũng chỉ làm việc tối đa 7 – 8 giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, giáo viên bộ môn cũng làm việc trong môi trường thoải mái, có điều kiện tiếp xúc với nhiều học sinh tạo sự vui vẻ, lạc quan và thân thiện.

Công việc giáo viên cũng giúp bệnh nhân động kinh tăng khả năng tư duy, ghi nhớ - các kỹ năng dễ suy giảm vì co giật toàn thể gây ra.

Công việc tại nhà

Không phải bệnh nhân động kinh nào cũng có đủ điều kiện để làm việc, nhất là các công việc mang yếu tố lâu dài, ổn định tại các cơ quan chuyên nghiệp, doanh nghiệp lớn, do đó, công việc tại nhà cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời.

Bệnh nhân động kinh có thể nhận làm cộng tác viên bán hàng online, cộng tác viên nhập liệu hoặc content hay quản lý fanpage tại nhà.

Bên cạnh đó, người mắc động kinh còn có thể nhận các hàng thủ công handmade về nhà để làm để giải tỏa căng thẳng về kinh tế, áp lực về gánh nặng gia đình. Các công việc tại nhà cũng mang đến cho bệnh nhân động kinh một khoản thu nhập khá mà lại chủ động được thời gian để thăm khám định kỳ, điều trị tại bệnh viện.

Trở thành chủ của một cửa hàng nhỏ

Nếu mức thu nhập của công việc tại nhà không đủ trang trải cho cuộc sống, người mắc động kinh có thể tận dụng nguồn vốn sẵn có để mở một quán cà phê, tạp hóa, cửa hàng kinh doanh của riêng mình. Kinh doanh tại nhà cũng thu về khoản lợi nhuận khá hậu hĩnh.

Ưu điểm của công việc này là không áp lực, không phải gò bó về mặt thời gian hay sự quản lý của bất cứ ai.

Thiết kế

Nếu muốn có một công việc ổn định, mang tính xu hướng hiện đại để thỏa sức sáng tạo, những người mắc động kinh có thể cân nhắc đến việc thiết kế. Tuy nhiên, vào một số thời điểm nhất định, công việc thiết kế cũng đòi hỏi người làm phải tăng năng suất, tăng giờ làm việc để đảm bảo deadline. Vì vậy, công việc này phù hợp với đối tượng mắc động kinh đã có thể kiểm soát tốt các cơn co giật, biểu hiện của bệnh ở mức ổn.

Sáng tác nhạc, nhà văn, nhà thơ

Tận dụng thời gian tại nhà để tự phát triển năng khiếu của bản thân mà lại có thể kiếm thêm tiền với các bản nhạc, bài văn, bài thơ, vẽ tranh… Tuy nhiên, đây chắc chắn không phải là việc mà ai cũng có thể làm được, do đó, số lượng bệnh nhân động kinh theo đuổi nghệ thuật chắc chắn sẽ rất ít.

Nhân viên cộng đồng

Nhằm vơi đi cảm giác căng thẳng, tiêu cực mà bệnh động kinh gây ra, người mắc nên chọn các công việc mang yếu tố cộng đồng, hướng đến xã hội với nhiều hoạt động tích cực, ngoại khóa.

Công việc này sẽ mang đến cho bạn nhiều niềm vui, sự lạc quan và tìm lại được ý nghĩa của cuộc sống, nhờ đó điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Người bị động kinh nên lưu ý gì khi đi làm?

Uống thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ

Dù ở nhà hay đi làm, dù đã kiểm soát tốt cơn co giật đã lâu nhưng người bị động kinh vẫn phải sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ trong thời gian điều trị bệnh. Có nghĩa là khi chưa được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa, người mắc động kinh vẫn phải uống thuốc theo chỉ dẫn.

Theo đó, trước khi đến nơi làm việc, người bệnh phải đảm bảo rằng đã uống thuốc đúng giờ, mang theo để uống đúng liều khi đến công ty, nơi công tác. Tránh trường hợp e ngại, giấu bệnh mà không uống thuốc khi ở nơi làm việc khiến tỉ lệ tái phát co giật tăng lên nhiều lần vô cùng nguy hiểm.

Thường xuyên trò chuyện cùng đồng nghiệp

Mệt mỏi, căng thẳng và buồn bã càng làm các suy nghĩ tiêu cực bên trong người bệnh động kinh xuất hiện nhiều hơn gây ra nhiều hệ lụy không tốt cho tâm lý, quá trình điều trị bệnh. Do đó, trong suốt thời gian làm việc, hãy thoải mái trò chuyện với đồng nghiệp ít phút, không tự tách biệt bản thân ra khỏi đám đông.

Ngoài ra, nên trò chuyện về bệnh tình của bản thân cho đồng nghiệp biết, cũng như hướng dẫn họ cách sơ cứu người lên cơn co giật để kịp thời xử lý khi tình huống cấp bách xảy ra.

Báo ngay với người kế bên khi cảm nhận cơn co giật xuất hiện

Mỗi khi lên cơn co giật động kinh, người bệnh phải được sơ cứu đúng cách và kịp thời thì hệ lụy mới được giảm đáng kể đối với cơ thể và sức khỏe. Đây là lý do vì sao người bị động kinh nên giải thích rõ ràng bệnh tình cho nhà tuyển dụng, đồng nghiệp biết để họ kịp chuẩn bị tâm lý trước các cơn co giật toàn thể xảy ra.

Khi bắt đầu cảm thấy trong đầu mệt mỏi, choáng váng, mất khả năng vị giác và khứu giác, người bị động kinh nên báo với người gần nhất vì rất có thể cơn co giật đang chuẩn bị tái phát.

Luôn mang theo giấy tờ tùy thân, thông tin liên lạc của người thân

Phòng trường hợp bạn đang ra ngoài trong giờ ăn trưa hay có lịch trình đột xuất từ cấp trên mà cơn động kinh chợt kéo đến, hãy luôn mang theo giấy tờ tùy thân hay dán thông tin liên lạc cho người nhà ở nơi dễ kiếm như mặt sau điện thoại, mặt ví.

Như vậy mọi người xung quanh có thể liên lạc sớm với người thân, đưa bạn đến bệnh viện kịp thời với đầy đủ thông tin nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối. Ngoài ra, lịch sử khám chữa bệnh cũng là tài liệu quan trọng vì nếu như bạn được đưa đến bệnh viện lạ, bác sĩ có thể dựa vào đó để tìm ra phương pháp sơ cứu nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Trao đổi trước về tình hình bệnh động kinh với nhà tuyển dụng

Với người bị động kinh, môi trường, thời gian hay cường độ làm việc rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ tái phát co giật trong lúc hoạt động. Tốt nhất, hãy nên trò chuyện và trao đổi rõ ràng về tình hình bệnh của bản thân với nhà tuyển dụng để họ có thể sắp xếp nơi làm việc, bộ phận, vị trí, mức độ công việc phù hợp nhất dành cho bệnh nhân động kinh.

Như vậy, bạn sẽ có thể hạn chế tối đa áp lực, mệt mỏi và căng thẳng trong suốt quá trình lao động, không tái phát các cơn co giật động kinh trở lại. Nên nhớ, không được giấu bệnh vì rất nguy hiểm, khi lên cơn co giật mọi người sẽ không thể nào xác định rõ bệnh và sơ cứu sai cách ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.

Điều trị động kinh ở người trưởng thành như thế nào?

Sử dụng thuốc kháng động kinh

Ngay sau khi được chẩn đoán động kinh, hầu hết mọi bệnh nhân đều sẽ được bác sĩ kê cho đơn thuốc kháng co giật với hướng dẫn sử dụng riêng biệt ở mỗi đối tượng vì tùy thuộc và dạng hay nguyên nhân gây bệnh như thế nào.

Một điều đáng lo ngại khi điều trị động kinh bằng thuốc mà nhiều người đang sợ sệt đó chính là tác dụng phụ. Hầu hết người sử dụng loại thuốc này lâu năm đều có ảnh hưởng tiêu cực như mất ngủ, chán ăn, sụt cân hay tăng cân mất kiểm soát. Nặng hơn, một số người còn bị suy giảm chức năng gan, thận vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe.

Ngoài ra, sử dụng thuốc kháng co giật còn được xem là phương pháp duy nhất đối với 50% bệnh nhân động kinh chưa tìm rõ nguyên nhân gây bệnh hiện nay.

Phẫu thuật não

Phương pháp này được xem là bước cuối cùng khi các liệu trình nội khoa như sử dụng thuốc tây y, đông y hay kích thích dây thần kinh phế vị không còn tác dụng nữa. Phẫu thuật não là quá trình rủi ro cao và nguy hiểm vì phải loại bỏ đi vùng não đang chấn thương, trực tiếp gây nên các rối loạn trong hệ thần kinh trung ương, gây ra các cơn co giật động kinh.

Chính vì phải mất đi một phần não bộ nên người mắc động kinh sau phẫu thuật có thể phải đối mặt với các vấn đề như rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hành vi, mất kiểm soát hành vi, lú lẫn, mơ màng… Ngoài ra, một số trường hợp dù đã phẫu thuật vẫn phải uống thuốc kháng co giật mới có thể ngăn ngừa hoàn toàn các dấu hiệu của bệnh động kinh.

Bổ sung thảo dược đông y

Nhằm giảm bớt các tác dụng phụ của thuốc tây y kháng động kinh, một số nền y học tiên tiến tại Trung Quốc hay Hàn Quốc đã tìm ra các thảo dược đông y chữa bệnh động kinh có tác dụng tương tự để thay thế. Theo đó, các lọai thuốc đông y tự nhiên được nghiên cứu có thành phần kháng co giật, tốt cho não bộ người bị động kinh phải kể đến như câu đằng, an tức hương, rau đắng biển…

Đông y thảo dược có tác dụng rất hiệu quả trong điều trị động kinh

Bổ sung thảo dược tự nhiên trong đông y vừa hỗ trợ ức chế động kinh vừa tốt cho sức khỏe tổng thể, thanh lọc, đào thải độc tố tốt mà lại không có tác dụng phụ. Vì vậy mà đông y đang rất được nhiều người ưa chuộng, áp dụng.

Tóm lại, người bị động kinh không nên lao động ở nơi có băng chuyền, điều khiển máy móc vì rất nguy hiểm cho bản thân lẫn mọi người xung quanh, đồng thời dễ làm hao tổn tài sản công. Do đó, hãy lựa chọn công việc an toàn, thoải mái và phù hợp hơn để đảm bảo an toàn.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha