Bệnh động kinh có làm cho trẻ em bị nói lắp và nói ngọng không?

Nhiều người vẫn đang e ngại về vấn đề bệnh động kinh có làm cho trẻ nói lắp, nói ngọng hay không? Thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây:

Ngày đăng: 25-03-2021

967 lượt xem

Những điều cần biết về động kinh ở trẻ em

Nguyên nhân gây động kinh ở trẻ em là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân làm trẻ em mắc động kinh, trong đó, phổ biến nhất phải kể đến các yếu tố sau đây:

- Tổn thương não trong thai kỳ: Người mẹ trong giai đoạn 9 tháng thai kỳ gặp nhiễm trùng, té ngã, nhiễm virus… làm não bộ thai nhi bị tổn thương, tăng tỉ lệ mắc động kinh ở trẻ em.

- Tổn thương não trong quá trình sinh: Với những trẻ khó sinh, trong quá trình chào đời, bác sĩ có thể sẽ sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như kẹp, que. Trong suốt quá trình trẻ chào đời theo cách này rất có thể phần não, đầu sẽ bị chấn thương dẫn đến tăng khả năng mắc động kinh ở trẻ em.

- Trẻ bị nhiễm các virus viêm não, viêm màng não, vi khuẩn ăn não.

- Trẻ sơ sinh bị hẹp hộp sọ.

- Trẻ sơ sinh trong cơ thể mẹ bị nhiễm độc chì.

- Trẻ sinh non dưới 37 tuần tuổi.

- Trẻ sơ sinh cân nặng thấp còi, dưới 2.5000g.

- Rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.

- Một số nguyên nhân khác…

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh động kinh ở trẻ em

Các thể động kinh ở trẻ em

Động kinh ở trẻ em cũng được chia thành 2 nhóm là động kinh cục bộ và động kinh toàn thể với các biểu hiện khác nhau hoàn toàn. Cụ thể, bạn có thể phát hiện động kinh sớm ở trẻ thông qua các triệu chứng lâm sàng sau đây:

Cơn động kinh toàn bộ

Động kinh toàn bộ hay động kinh toàn thể với các triệu chứng xuất hiện trên khắp cơ thể, đa phần đều làm người bệnh mất ý thức, không kiểm soát được hành động của bản thân. Cơn động kinh toàn bộ được chia thành các biểu hiện dưới đây:

- Cơn vắng ý thức: Đây là triệu chứng lâm sàng của động kinh toàn thể xuất hiện phổ biến ở trẻ em. Biểu hiện của dạng động kinh này rất nhẹ nhàng, thoáng qua và khó nhận biết nên gây khó khăn cho việc điều trị.

Khi khởi phát cơn vắng ý thức, người bệnh thường mất đi hoàn toàn ý thức, dừng lại mọi hoạt động đang thực hiện, cả cơ thể như rơi vào tình trạng mơ màng như đang ngủ sâu và không phản ứng lại trước mọi sự thay đổi bên ngoài. Lúc này, mắt có dấu hiệu nhìn vào hư không, trẻ em dễ bị gục đầu, ngửa đầu và ưỡn người ra phía sau.

Dấu hiệu của động kinh này làm cho người bệnh mất tập trung, giảm trí nhớ, không có khả năng tốt nhất để học tập, làm việc, giảm chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, có một số trường hợp khi lên cơn vắng ý thức còn tè, đại tiện đột ngột mà không thể kiểm soát được.

- Cơn giật cơ: Khi bắt đầu xuất hiện dấu hiệu này, người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn giật cơ mạnh, nhanh như tia chớp ở tay, chân, một bên cơ thể, mí mắt hay mép miệng của mình. Đây là triệu chứng lâm sàng của động kinh toàn bộ duy nhất không làm rối loạn hay mất ý thức ở người bệnh.

- Cơn co giật: Ở trẻ em, các cơn co giật thường xuất hiện khi sốt cao, co giật xuất hiện ở cả hai bên cơ thể theo cách đối xứng nhau với tốc độ chậm. Do đó, cơn co giật khác với cơn co giật toàn thể lớn vì tốc độ, thời gian diễn ra.

- Cơn tăng trương lực: Biểu hiện của dạng động kinh toàn thể này cũng rất dễ nhận biết vì khi tái phát toàn cơ thể cứng đờ, các cơ và khớp co cứng bất thường làm người bệnh té ngã, mất thăng bằng và không thể hoạt động. Cơn sẽ kéo dài khoảng vài chục giây đến vài phút.

- Cơn mất trương lực: Biểu hiện của dạng động kinh toàn thể này trái ngược hoàn toàn với cơn tăng trương lực phía trên. Có nghĩa là khi tái phát, toàn cơ thể mềm nhũn, cơ khớp không cử động và không dùng lực được, không hoạt động như bình thường. Cơn mất trương lực mất đi sau vài chục giây đến vài phút.

- Cơn co cứng cơ giật toàn thân: Đây là biểu hiện có mức độ nặng nhất và dễ nhận biết nhất trong nhóm động kinh toàn thể. Sở dĩ như vậy là bởi vì khi lên cơn co giật toàn thể, bệnh nhân bị co giật, co thắt trên khắp cơ thể, mắt trợn lớn, miệng sủi bọt mép rất dữ dội, người đột ngột ngã quỵ xuống nghiêm trọng.

Một cơn co giật co cứng toàn thân diễn ra từ 2 đến 5 phút, người bệnh sau đó rất khó khăn để hồi phục lại nhận thức, thậm chí kiệt sức mà ngất đi đến vào tiếng đồng hồ mới tỉnh dậy trong trạng thái mơ màng. Khi lên cơn động kinh co cứng co giật toàn thân, người bệnh phải được sơ cứu đúng cách, nếu không sẽ rất nguy hiểm đối với sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Cơn động kinh cục bộ

So với động kinh toàn thể, động kinh cục bộ có phần nhẹ nhàng, ít ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hằng ngày hơn. Động kinh cục bộ chỉ xuất hiện vì người bệnh bị tổn thương, chấn thương một phần nhỏ hay chỉ một bên bán cầu não. Thông thường, động kinh cục bộ sẽ có các triệu chứng cụ thể sau đây:

- Động kinh cục bộ đơn giản: Dạng này còn có tên gọi khác là động kinh đơn giản vận động, khi khởi phát, người bệnh sẽ có biểu hiện quay mắt, xoay đầu, giơ tay giơ chân vô ý thức. Một số trẻ em khi mắc dạng động kinh cục bộ đơn giản này còn gặp vấn đề về ngôn ngữ như nói lắp, không nói được. Ngoài ra, động kinh đơn giản vận động còn làm các nhóm cơ nhỏ trên cơ thể đột ngột co thắt, co giật nhanh, thoáng qua.

- Cơn cục bộ đơn giản với triệu chứng thực vật:Khi mắc dạng động kinh này, trẻ em có xu hướng tăng tiết nước bọt, đột ngột có hành động nuốt, nhai liên tục mà không dừng lại. Trong cơ thể, trẻ cảm thấy bồn chồn, khó chịu, dễ quấy khóc, mặt nóng, xanh và trông như thiếu máu. Một số trẻ nhỏ khi mắc dạng động kinh này còn có thói quen đái dầm, không kiểm soát đại tiện.

- Cơn cục bộ đơn giản với triệu chứng tâm thần:Đây là những trường hợp trẻ em bị rối loạn ngôn ngữ bởi động kinh. Trẻ em dễ bị mất khả năng nói, có thể nói lắp, nói ngọng hay rối loạn ngôn ngữ, khó học nói. Theo đó, một số trường hợp lại có vẻ sợ sệt, lo âu, trầm cảm, dễ bị khát, đói, thèm ăn liên tục…

- Cơn cục bộ phức tạp: Trẻ bị mất đi một phần nhận thức, tự dưng có các hành động khó hiểu như nhai, nuốt liên tục dù chẳng ăn gì. Trong số đó cũng có nhiều trẻ xuất hiện hành động đi đi lại lại, xoay đầu, xoay tay trong vô thức.

Những rối loạn tâm lý, chức năng ở trẻ động kinh

Ngoài rối loạn về ngôn ngữ, làm trẻ chậm nói, động kinh còn gây ra nhiều rối loạn trong tâm lý như:

- Tăng động - giảm chú ý;

- Bướng bỉnh - chống đối, dễ nóng giận, hung tính;

- Rối loạn hành vi, rối loạn hành động;

- Chậm nói, gặp vấn đề về vận dụng từ ngữ, nói lắp, nói ngọng;

- Tự kỷ

- Khó ngủ, ngủ sai giờ, ngủ sai múi giờ;

- Dễ lo âu - trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực;

- Trẻ thanh thiếu niên bị động kinh có xu hướng tự tử;

- Chậm phát triển tâm thần

- Rối loạn phân ly

- Ám ảnh sợ chuyên biệt

- Ám ảnh sợ khoảng trống

- Ám ảnh sợ xã hội

- Rối loạn thích nghi

- Rối loạn ứng xử

- Rối loạn Tic

- Rối loạn ăn uống

Bệnh động kinh có làm trẻ nói lắp, nói ngọng hay mất ngôn ngữ không?

Theo nghiên cứu của giáo sư Landau Kleffner thực hiện vào năm 1957 đến năm 1971 trên nhóm trẻ em động kinh, sóng điện, nhọn sóng diễn ra rất chậm. Hội chứng này có tên là continuous spike-waves during slow-wave sleep (CSWS).

Hội chứng continuous spike-waves during slow-wave sleep (CSWS) được cho là một nguyên nhân gây nên tình trạng chậm nói, rối loạn ngôn ngữ khiến trẻ em bị nói ngọng, nói lắp, nói khó hiểu. Biểu hiện này thường gặp nhất ở trẻ em từ 3 đến 8 tuổi, vì vậy sau này trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng đến việc giao tiếp, học tập rất nhiều.

Các nghiên cứu khác còn chứng minh rằng động kinh đã làm cả thính giác, khả năng nói của trẻ em. Tình trạng này gọi là tổn hại ngôn ngữ.

Theo những nghiên cứu này, co giật động kinh hoàn toàn có thể điều trị nhưng vấn đề tổn thương ngôn ngữ, chậm nói, mắc tật về phát âm, nói lắp, nói ngọng hay kém phát triển trí tuệ vì động kinh lại rất khó khăn để phục hồi.

Có thể nói, động kinh cục bộ hay toàn thể đều có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, tâm lý của trẻ em. Những hệ lụy này có thể ảnh hưởng nặng nề đến tương lai của trẻ, làm trẻ không có đủ điều kiện, khả năng để học tập, làm việc sau này.

Ngoài chậm nói là tình trạng phổ biến nhất, động kinh còn làm trẻ em mắc chứng nói lắp, nói ngọng, không biết truyền tải ý muốn thông qua lời nói.

Tật nói lắp ở trẻ em bị động kinh

Làm sao để giúp trẻ em động kinh nói lắp, nói ngọng cải thiện tình trạng này?

Thường xuyên trò chuyện cùng con

Muốn trẻ em động kinh bị mắc tật nói lắp, nói ngọng hay chậm nói có thể trở nên hoạt bát hơn, không còn cách nào khác là chăm chỉ trong việc trò chuyện vui vẻ, thoải mái cùng con. Việc này sẽ giúp trẻ em kích thích lại tính nhanh nhạy trong ngôn ngữ, trò chuyện với mọi người xung quanh hơn.

Đặc biệt, thói quen này còn giúp trẻ em bị động kinh kích thích sự phát triển trong tư duy, trí thông minh nhiều hơn, không bị mắc chứng hay quên, cải thiện tình trạng nói lắp, nói ngọng.

Cho trẻ học các lớp đặc biệt

Với những trẻ em bị ảnh hưởng tâm lý, khuyết tật về ngôn ngữ vì động kinh, không có cách nào tốt và hiệu quả hơn việc cho con đến các lớp giáo dục đặc biệt cả. Tại đây, trẻ em sẽ được học tập trong môi trường không có quá nhiều áp lực với các bài học tập trung vào việc kích thích trí tuệ, khả năng ngôn ngữ của bé.

Tại các lớp học này, trẻ em bị động kinh sẽ dễ dàng cảm thấy vui vẻ, lạc quan hơn trong sinh hoạt, học tập mỗi ngày mà không hề bị áp lực, căng thẳng. hi

Không tạo áp lực, la mắng trẻ

Tạo áp lực, la mắng hay cố ép trẻ trò chuyện càng làm chúng trở nên sợ sệt, lo lắng, không dám thể hiện bản thân hơn nữa. Vì vậy mà trẻ mắc tật nói lắp, nói ngọng càng trở nên dè dặt, e ngại khi nói nữa, tình trạng càng nghiêm trọng hơn. Hãy hiền hòa, nhẹ nhàng mỗi khi nói chuyện, trò chuyện với trẻ.

Gia đình nên thường xuyên trò chuyện cùng trẻ em bị động kinh

Điều trị động kinh ở trẻ em có được không?

Hãy nhớ rằng điều trị động kinh ở trẻ em là điều hoàn toàn có thể, với nhiều phương pháp khác nhau cùng kết hợp, tỉ lệ điều trị thành công lên đến 70%. Dưới đây là các cách điều trị động kinh ở trẻ em phổ biến nhất hiện nay:

Uống thuốc điều trị động kinh

Thuốc điều trị động kinh hay còn gọi là thuốc kháng co giật, khi sử dụng, các chất trong loại thuốc này sẽ ổn định hệ thống thần kinh trung ương, hạn chế các xung điện xuất hiện giúp dấu hiệu của bệnh không còn xuất hiện nữa. Sử dụng thuốc kháng động kinh ở trẻ em cần phải lưu ý rất nhiều, vì loại thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ, sẽ nghiêm trọng hơn với cơ thể non nớt, chưa hoàn toàn phát triển.

Khi sử dụng thuốc điều trị động kinh ở trẻ em, người nhà của trẻ mắc bệnh phải tuân thủ theo đúng chỉ định, lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, cơ thể.

Đặc biệt, có một điều mà bạn cần lưu ý khi cho trẻ em sử dụng thuốc kháng co giật chính là mỗi cơ địa sẽ có một loại phù hợp, nên cần chọn đúng đắn mới giúp hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Sử dụng thảo dược đông y điều trị bệnh động kinh

Sử dụng một số loại thảo dược đông y chứa dưỡng chất mang tác dụng trị bệnh để thay thế tây y là việc mà rất nhiều người chọn lựa. Phương pháp này mặc dù không mang đến hiệu quả tức thời, nhanh như thuốc kháng động kinh nhưng sử dụng trong thời gian dài vẫn rất khả quan. Đặc biệt, uống thảo dược đông y một thời gian dài cũng không mang đến tác dụng phụ, lành tính hoàn toàn với cơ thể, sức khỏe của người bệnh.

Một số loại thảo dược đông y được nghiên cứu chứng minh có khả năng điều trị động kinh phải kể đến như câu đằng, an tức hương, tỏi tươi, rau đắng biển, hoa cúc La Mã, lá khổ qua rừng…

Các nguyên liệu tự nhiên không chỉ giúp điều trị động kinh, ngăn ngừa tốt các cơn co giật mà còn giúp duy trì sự ổn định về nhiều chỉ số trong cơ thể, hỗ trợ phát triển trí não, cân bằng hoạt động trong não bộ.

Lưu ý, phải tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa mới đưa ra quyết định kết hợp thảo dược đông y vào quá trình điều trị động kinh co giật ở trẻ em, vì như vậy sẽ hạn chế được tối đa tình trạng kích ứng, phản ứng và ngộ độc rất nguy hiểm.

Kết luận, bệnh động kinh có làm cho trẻ em chậm nói hoặc nói lắp nhưng không nên vì vậy mà bạn phải lo lắng, buồn chán và trách mắng bé. Tình trạng này có thể cải thiện được bằng cách phương pháp điều trị, phục hồi chức năng.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha