Bạn có biết nguyên nhân gây bệnh giật kinh phong ở người lớn theo y học cổ truyền?

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh giật kinh phong ở người lớn thường dễ xác định hơn ở trẻ em. Do đó, việc điều trị sẽ nhanh chóng hơn vì đã xác định rõ căn nguyên của bệnh.

Ngày đăng: 17-03-2017

1,772 lượt xem

Nguyên nhân gây bệnh giật kinh phong ở người lớn gồm những gì?

- Sách ‘ Lâm Chứng Chỉ Nam Y” ghi:” Bệnh Giản hoặc do kinh sợ, hoặc do ăn uống không điều độ hoặc do khi còn ở trong thai đã bị động kinh làm cho tạng khí không bình thường, kinh mạch không điều hòa, biểu hiện bằng đờm tích, quyết khí nội phong, hôn mê. Khi khí thông thì tự khỏi”.

- Sách Nội Khoa Học của Thượng Hải và Thành Đô đều cho là do kinh sợ, ăn uống không điều hòa làm cho tạng phủ bị rối loạn dẫn đến đờm bị tích tụ, nội phong gây ra bệnh.

Bệnh giật kinh phong ở người lớn 

- Sách Châm Cứu Học Giảng Nghĩa ghi: Bệnh do tiên thiên hoặc thấy tụ lại ở Tỳ Vị thành đờm hoặc bị kinh sợ, Can uất không thông, dương bốc lên gây ra phong động, đàm che lấp thanh khiếu gây ra bệnh giật kinh phong

- Sách Châm Cứu Học Thượng Hải ghi: ‘ Bệnh thường do Can Thận bất túc, làm cho Can phong nội động, đàm nghịch lên trên, kinh khí bị xáo trộn, thanh khiếu bị che lấp gây ra bệnh.

Kinh sợ hại đến Can Thận, Can Thận suy yếu, không liễm được dương, dương bốc lên sinh ra nhiệt. Nhiệt sinh phong làm cho Can phong nội động, hoặc do nhiệt nung nấu tân dịch gây thành đàm, hoặc do ăn uống không đều làm cho Tỳ Vị bị tổn thương, không sinh đủ các chất tinh hoa (Dưỡng trấp), đàm trọc tụ lại.

Khi tình chí bị uất kết hoặc lai động quá sức làm cho khí nghịch lên hoặc Can phong hợp với đàm nhiễu lên gây ra trở ngại kinh lạc và Tâm khiếu, gây ra bệnh, hoặc do bẩm thụ tiên thiên gây ra, nhất là ở trẻ nhỏ.

Tham khảo một số món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh giật kinh phong ở người lớn

1. Món cháo trúc lịch, thiên ma

Trúc lịch có vị ngọt, hàn, giúp thông kinh lạc, chữa trúng phong đàm nghịch, hóa nhiệt đờm, trị giật kinh phong.

Thiên ma là một loài thực vật đặc biệt, không có chất diệp lục, toàn thân màu vàng đỏ. Theo y học cổ truyền, thiên ma có vị ngọt, tính bình, có tác dụn định kinh, trấn kinh, an thần, chỉ thống, trị các chứng co giật ở trẻ em, trị giật kinh phong. 

Dùng 30g trúc lịch, 10g thiên ma, 100g gạo nếp, đường trắng vừa đủ. Cách nấu: Thái lát mỏng thiên ma rồi nấu chung cùng gạo nếp thành cháo, sau đó cho trúc lịch và đường trắng nấu đến khi nhuyễn. Chia ra ăn hết trong ngày, mỗi ngày chỉ sử dụng một liều này.

2. Món cháo lươn                         

Lươn là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chứa nhiều DHA và lutein có lợi cho não bộ. Do đó, đối với người bị giật kinh phong nên bổ sung thêm lươn vào thực đơn hàng ngày. Trong đó phổ biến nhất là dùng lươn nấu cháo cho người bệnh ăm sáng hoặc ăn bữa phụ đều rất tốt. Cách chế biến đơn giản, chỉ cần làm sạch 1-2 con lươn, luộc sơ để gỡ xương, rồi cho vào nồi nấu cùng 100gr gạo và 100gr đậu xanh thêm gia vị vừa ăn là đã có ngay món cháo thơm ngon bổ dưỡng và hỗ trợ điều trị bệnh giật kinh phong hiệu quả.

Cháo lươn rất tốt cho người bị giật kinh phong

3. Canh thầu dầu, trứng gà

Theo y học cổ truyền, rễ cây thầu dầu tía là phương thuốc đễ chữa phong thấp, uốn ván, trị giật kinh phong, tâm thần phân liệt…Trứng gà là loại thực phẩm giàu protein rất tốt cho người mắc giật kinh phong.

Dùng 50g rễ cây thầu dầu tía, 2 quả trứng gà, 10ml dấm ăn. Đầu tiên, lấy rễ thầu dầu sắc lấy 150ml nước, bỏ bã, sau đó cho trứng gà và dấm ăn vào đun sôi. Mỗi ngày ăn 1 lần, dùng liên tục trong 7 ngày sẽ thấy hiệu quả trị giật kinh phong.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

 

Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

                BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha