Mối nguy hiểm khi dùng thuốc tây điều trị bệnh động kinh ở trẻ em

Nếu điều trị bệnh động kinh ở trẻ em lâu dài bằng thuốc tây, nghĩa là cha mẹ phải đối mặt với nhiều hậu quả do thuốc gây ra đối với trẻ. Chính vì vậy, ngay sau khi cho trẻ dùng thuốc mà cha mẹ phát hiện ra dấu hiệu bất thường thì nên cho trẻ đi khám ngay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Ngày đăng: 18-11-2017

1,732 lượt xem

Hậu quả khi dị ứng thuốc điều trị động kinh ở trẻ em

Khi bị dị ứng với thuốc điều trị động kinh ở trẻ, đặc biệt là thuốc carbamazepin sẽ xuất hiện hội chứng Stevens-Johnson. Đây là bệnh viêm da dị ứng cấp tính với có biểu hiện sốt cao, tổn thương hồng ban da lan rộng khắp toàn thân, tứ chi, kèm bóng nước, viêm đường tiết niệu, hậu môn, viêm kết mạc mắt, chảy máu kết mạc gây biến chứng mù lòa, chảy máu lợi, chân răng, khó nuốt, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, mất nước, rối loạn điện giải.

Nguyên nhân gây bệnh là do người nhà tự mua thuốc điều trị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh nhưng không được tư vấn của bác sĩ, hoặc trẻ xuất hiện dấu hiệu dị ứng mà cha mẹ chủ quan không điều trị kịp thời.

Hình ảnh bé gái bị dị ứng thuốc tây điều trị bệnh động kinh

Do đó, cha mẹ nên có kiến thức nhất định để nhận biết sớm dấu hiệu của triệu chưng dị ứng thuốc điều trị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh. Không tự ý dùng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

Hậu quả do thuốc tây điều trị bệnh động kinh ở trẻ em gây ra

- Đối với một số trẻ, việc tiếp xúc lâu dài với một loại thuốc (thường là nhiều hơn 2-5 năm) có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của xương, răng ở trẻ nhỏ. Thuốc Phenobarbital và Dilantin (phenytoin) có thể gây ra tăng trưởng mô mềm. Dilantin hoặc Phenytek gây tổn thương thần kinh, tăng trưởng tóc quá nhiều.

- Rối loạn tiêu hóa: Có tới gần một nửa số bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa như chán ăn, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn,… sau khi sử dụng thuốc dài ngày.

- Rối loạn hệ thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, căng thẳng, run tay chân, ảnh hưởng tới các vấn đề về bộ nhớ, trầm cảm, suy nghĩ bất thường, hoặc hiếu động thái quá ở trẻ nhỏ.

- Rối loạn giấc ngủ: ban ngày buồn ngủ nhưng ban đêm có thể lại bị mất ngủ (khó ngủ), phát ban, ho, đau họng, hắt hơi, chảy nước mũi, tăng sự thèm ăn và tăng cân…

Thuốc điều trị động kinh còn gây ra chứng rối loạn giấc ngủ

Trong nhiều trường hợp, sau khi dừng thuốc đột ngột sau một thời gian dài dùng thuốc sẽ khiến bệnh tình ở trẻ nặng hơn, kèm theo một số hành vi như dễ kích động, giảm trí nhớ, khả năng suy luận-  

- Gây tổn thương gan: Việc sử dụng thuốc tây lâu dài để điều trị bệnh động kinh ở trẻ em sẽ rất có hại cho gan, do vậy, cha mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về những tác dụng phụ có thể xảy ra đối với trẻ.

Tóm lại, sử dụng thuốc tây điều trị bệnh động kinh ở trẻ em có ưu điểm là tác dụng nhanh chóng, kiểm soát được cơn động kinh. Tuy nhiên, không thể bỏ qua những tác hại của thuốc đối với sức khỏe của trẻ. Do vậy, các phương pháp đông y trị bệnh động kinh an toàn mà hiệu quả lâu dài, chữa khỏi bệnh hoàn toàn sau khi hết thuốc, không tái phát bệnh đang được nhiều người quan tâm và tin dùng.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH 

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha