Bệnh động kinh có ảnh hưởng đến tương lai của trẻ em không?

Mặc dù bệnh động kinh có thể chữa khỏi nhưng rất nhiều người vẫn đang rất lo lắng về việc Bệnh động kinh có ảnh hưởng đến tương lai của trẻ em không?

Ngày đăng: 21-11-2021

529 lượt xem

Trẻ em – Độ tuổi rất mắc bệnh động kinh cao nhất

Bệnh động kinh ở trẻ em có phổ biến không? Theo số liệu của nhiều tổ chức y tế trên thế giới động kinh ở trẻ em chiếm đến hơn 50% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh này, động kinh vẫn xuất hiện nhiều ở các lứa tuổi, đối tượng khác chứ không riêng gì trẻ em nhưng phải công nhận một sự thật là phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là các bé trai.

Trẻ dưới 10 tuổi mắc bệnh động kinh chiếm số đông nhất, tiếp đó là độ tuổi dưới 20. Tuy nhiên hiện nay bệnh động kinh đang có xu hướng phát triển ở nhóm tuổi trên 60. Nhóm bệnh nhân cao tuổi mắc động kinh rất nguy hiểm đặc biệt là dễ bị biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe tổng thể.

Tóm lại, Trẻ em – độ tuổi rất mắc bệnh động kinh cao nhất nhưng không phải ai cũng có đủ kiến thức để phát hiện bệnh sớm bệnh động kinh cho trẻ dẫn đến việc khi được đưa đến cơ sở y tế, tình trạng đã diễn tiến nặng hơn từ đó làm mất thời gian điều trị. Vì thế việc bổ sung kiến thức về bệnh này chưa bao giờ là thừa.

Nguyên nhân mắc bệnh động kinh ở trẻ em

Động kinh hay còn có tên gọi trong dân gian là giật kinh phong là một trong những tên gọi của hội chứng rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương. Nguyên nhân gây bệnh động kinh ở trẻ em bao gồm: 

Di truyền

Di truyền bệnh động kinh từ bố mẹ hoặc người thân trong gia đình được xem là một trong những nguyên nhân gây bệnh động kinh phổ biến ở trẻ em. Theo các nghiên cứu động kinh là bệnh có khả năng di truyền khá cao. Vì vậy mà tình trạng người mắc bệnh động kinh e dè với việc có gia đình ngày càng tăng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giúp con hạn chế tỉ lệ di truyền của bệnh động kinh nên hãy yên tâm nhé!

Động kinh do chấn thương khi nằm trong bụng mẹ

Sức khỏe của mẹ trong suốt quá trình mang thai vô cùng quan trọng. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành não bộ, cơ thể của con trước khi được sinh ra. Động kinh do chấn thương khi nằm trong bụng mẹ là do: Thiếu dinh dưỡng, ngộ độc thuốc, viêm màng não, giảm canxi, giảm đường huyết , nhiễm trùng, …

Chính vì thế, muốn con mình sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh và tránh được bệnh động kinh thì trong suốt hơn 9 tháng thai kỳ, mẹ bầu cần phải tránh tuyệt đối những việc làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như là gián tiếp ảnh hưởng tới thai nhi.

Bệnh động kinh có ảnh hưởng đến tương lai của trẻ em không?

Nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ mắc bệnh động kinh luôn lo lắng liệu rằng bệnh động kinh có ảnh hưởng đến tương lai của trẻ em không, xin trả lời là có.

Động kinh ở trẻ em có rất nhiều nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai, quá trình học tập, làm việc sau này nếu không được thăm khám và chữa trị kịp thời.  Theo nhiều nghiên cứu, động kinh nếu không được chữa trị sớm và đúng cách sẽ gây ra rất nhiều hậu quả về nhiều mặt: cả mặt sức khỏe, thể trạng lẫn tinh thần, tâm lý của trẻ.

Động kinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của trẻ

Khi lên cơn động kinh, nhiều chỉ số trong cơ thể bị biến động, cụ thể như huyết áp, nhịp tim, điện não đồ… Và nếu một khi vượt quá con số an toàn, cơ thể trẻ sẽ rất dễ bị di chứng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Động kinh ở trẻ gây uể oải, mệt mỏi, xuống sức, suy kiệt cơ thể  khiến trẻ không thể hoạt động, học tập bình thường như những đứa trẻ khác. Ngoài ra, khi bị động kinh, trẻ lại rất dễ té ngã vô tình lại gây nên các tổn thương trên cơ thể, chấn thương sọ não, tai nạn khi vui chơi, đuối nước…

Gây ảnh hưởng tới việc học tập của trẻ

Động kinh là một trong những bệnh liên quan trực tiếp đến cấu trúc não nên chắc chắn một điều rằng nó sẽ  ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ. Dù trẻ sở hữu bộ não thông minh nhưng vì chẳng may mắc bệnh động kinh thì khi suy nghĩ hay học tập quá nhiều, tình trạng động kinh có thể diễn ra.

Một khi bệnh động kinh ở trẻ xảy ra liên tục sẽ làm chậm phát triển não bộ, kém thông minh. Và đã có rất nhiều trường hợp còn đột quỵ, bại não, mất khả năng nhận thức, rối loạn ngôn ngữ…

Bệnh động kinh ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của trẻ

Động kinh ở trẻ khiến giảm khả năng miễn dịch, sinh sản về sau

Trẻ em mắc sau khi đến tuổi trưởng thành mà bệnh tình vẫn chưa khỏi rất dễ bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Điều này đã được các nhà khoa học nghiên cứu. Thêm vào đó là nó xảy ra ở cả nam và nữ giới vì nội tiết tố bị rối loạn nặng.

Trẻ bị động kinh khi trưởng thành có nguy cơ làm mất khả năng tình dục, suy yếu khả năng phòng the từ đó cũng gây nên nhiều tác động của việc sinh sản. Bên cạnh đó thì việc sử dụng thuốc tây y trị động kinh  thời gian dài cũng có nhiều tác dụng phụ, trong đó có giảm khả năng sinh sản.

Giảm kết nối của trẻ với xã hội

Trẻ mắc bệnh động kinh rất dễ bị trầm cảm, lúc nào các bé cũng có cảm giác lo lắng, dễ tức giận, tự ti với bản thân. Từ đó mà dẫn đến tình trạng tự kỷ tự cô lập, xa lánh với xã hội. Bên cạnh đó còn có một số còn dễ nghĩ đến các hành động tiêu cực. Chính vì thế, các bậc phụ huynh có con em bị động kinh cần tạo cho trẻ có cuộc sống tinh thần tốt, luôn tạo cho con môi trường sống, học tập lạc quan, tươi vui.

Gây ảnh hưởng tới cảm xúc và hành vi của trẻ

Dễ nổi cáu, giận hờn, nổi nóng, hành động không thể kiểm soát là một trong các biểu hiện dễ nhận biết khi trẻ mắc bệnh nhân động kinh. Theo thống kê từ các nghiên cứu của các chuyên gia, trong tổng số bệnh nhân động kinh trẻ em phải có đến gần 35% bị mắc đồng thời hội chứng rối loạn tâm thần. Những trường hợp này dễ bị trầm cảm, lo lắng. Những trường hợp này thường rất khó tiếp thu, muộn phiền vô cớ.

Bệnh động kinh ảnh hưởng đến tương lai của trẻ em không cũng một phần phụ thuộc vào việc phát hiện bệnh sớm hay trễ. Chính vì thế ngay từ khi mang bầu người mẹ hết sức lưu ý. Và nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh biết cách điều trị và phòng tránh tốt, tỉ lệ di truyền sang trẻ sơ sinh sẽ thấp hơn.

Vì vậy, không riêng gì trẻ em mới mắc bệnh và bị ảnh hưởng tới tương lai mà mọi người đều phải chủ động phòng tránh cũng như kiểm tra sức khỏe não bộ thật tốt khi có các dấu hiệu liên quan đến động kinh. Việc hiểu rõ về tình trạng của bệnh sẽ giúp cho việc điều trị kịp thời giúp sức khỏe được đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Làm gì khi trẻ lên cơn động kinh?

Biểu hiện của các cơn động kinh của trẻ rất đa dạng và nó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn cũng như khá đột ngột nên không phải ai cũng có thể nhận biết. Ngoài ra, mỗi loại động kinh sẽ cho thấy các dấu hiệu điển hình khác nhau và ở mỗi trẻ, tình trạng bệnh cũng ở các mức độ nặng nhẹ không đồng đều nên dấu hiệu cũng khác nhau.

Nếu chẳng may con bạn bị mắc bệnh động kinh thì cha mẹ, người thân cần phải tìm hiểu cách đối phó với những trường hợp cấp bách. Khi trẻ lên cơn động kinh hay xuất hiện tình trạng động kinh thì hãy bình tĩnh thực hiện những việc làm sau đây:

- Đầu tiên bạn hãy chắc chắn rằng trẻ đang ở một không gian an toàn, ít vật dụng xung quanh.

- Tiếp theo cho bé nằm xuống sàn nhà và không nên kiềm chế cử động của bé

- Tiếp tục nới lỏng quần áo ở khu vực cổ hoặc đầu. Tuyệt đối đừng cố mở miệng trẻ hoặc đặt một vật cứng nào miệng trẻ.

- Sau khi cơn động kinh của trẻ đã qua đi, trẻ thường rất mệt mỏi. Có nhiều trẻ sẽ rơi vào một giấc ngủ sâu bạn hãy để trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ.

- Hãy kiểm tra tình trạng của trẻ thường xuyên cho đến khi mọi thứ trở lại bình thường.

Tóm lại, khi có con nhỏ mắc bệnh động kinh, bố mẹ cần phải tìm hiểu rõ về bệnh để biết được cách xử lý cũng như sơ cứu khi cơn co giật xuất hiện để tránh ảnh hưởng đến cơ thể của trẻ.

Phụ huynh nên nắm một số kiến thức cơ bản sơ cứu cơn động kinh ở trẻ

Vì sao không nên nhét vật gì vào miệng khi trẻ lên cơn động kinh?

Có rất nhiều bố mẹ có suy nghĩ rằng khi trẻ lên cơn động kinh thì cho trẻ ngậm khăn, thìa hoặc cạy miệng con để tránh hành động cắn vào lưỡi. Tuy nhiên biện pháp này lại có thể khiến trẻ bị ngạt thở đồng thời lượng máu chảy ra do bị cắn lưỡi không nhiều cũng như không gây nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế suy nghĩ này cần được loại bỏ ngay.

Thay vào đó cha mẹ hãy sử dụng điện thoại để quay lại cảnh lúc trẻ lên cơn co giật, lên cơn động kinh. Đa phần các bậc phụ huynh chỉ biết đến biểu hiện lâm sàng của động kinh ở trẻ là các cơn co giật, rối loạn chức năng vận động. Tuy nhiên, dấu hiệu bệnh động kinh còn đa dạng và rộng hơn thế nữa.

Bởi dựa trên đoạn video này sẽ giúp bác sĩ có thể chẩn đoán một cách chính xác hơn về tình trạng bệnh tình của trẻ như thế nào. Và bác sĩ mới có thể đưa ra phương pháp điều trị bệnh cho con bạn phù hợp và hiệu quả nhất.

Dấu hiệu cơ bản khi trẻ lên cơn động kinh cha mẹ cần nắm

Không giống như người lớn, chẩn đoán động kinh ở trẻ em không hề dễ dàng một chút nào. Vì vậy mà việc chẩn đoán cũng gặp nhiều khó khăn và mất thời gian hơn. Bởi các cơn động kinh ở trẻ em thường bị nhầm lẫn bởi những cơn co giật lành tính hoặc co giật vì sốt cao.

Chính vì thế mà nhiều bậc phụ huynh vẫn đang khá lơ là trong các cơ co giật của trẻ, dẫn đến khi phát hiện ra thì bệnh tình của trẻ ngày càng trở nặng hơn, điều trị khó khăn hơn.

Co giật lành tính là khi trẻ lên cơn động kinh, chỉ số đường huyết, nhịp tim của trẻ em sẽ thay đổi khác xa với chỉ số chuẩn bình thường. Nhưng nếu ở nhà cha mẹ làm sao biết được sự thay đổi này để biết được chính xác điều này, bố mẹ cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viên kiểm tra kỹ càng hơn.

Một vài dấu hiệu của cơn động kinh ở trẻ em như: nhìn chằm chằm vào một hướng, mắt mơ màng không có hồn, lặp đi lặp lại một hành động trong vô thức… Cha mẹ hãy theo sát trẻ để nắm bắt bệnh tình một cách chi tiết và đầy đủ nhất.

Bệnh động kinh ở trẻ trong đông y và cách điều trị

Nguyên nhân gây bệnh động kinh ở trẻ theo Đông y là do phong nhiệt xâm nhập vào tim, thận làm rối loạn chức năng thần khí. Dẫn tới việc làm tâm thần bất an, khí huyết ngưng trệ không lưu thông lên não được từ đó khiến não bị thiếu oxy, ảnh hưởng đến thần kinh trung ương. Độ tuổi mắc bệnh động kinh từ 9 – 16 cũng có một số trẻ bị động kinh ngay từ sau khi ra đời.

Đông y có hiệu quả rất tốt trong điều trị động kinh

Khi lên cơn động kinh, trẻ thường có những biểu hiện dễ dàng nhận biết như: Co giật, sùi bọt mép, tâm trí rối loạn…

Khi trẻ mắc bệnh động kinh, cách điều trị phổ biến là cho trẻ sử dụng thuốc chống động kinh hoặc sử dụng phương pháp phẫu thuật. Nhưng theo nghiên cứu thì hai phương pháp này chỉ mới giải quyết được phần nào và chưa điều trị được nguyên nhân gây ra bệnh.  

Thuốc tây y kháng động kinh nếu dùng cho trẻ nhiều trong một khoảng thời gian cũng gây ra tác dụng phụ. Khiến trẻ lúc nào cũng bồn chồn, lo lắng,  dễ nổi giận, rối loạn tâm thần, khó kiểm soát hành vi… chính vì thế mà phương pháp điều trị bệnh bằng đông y rất được quan tâm.

Khi dùng thuốc Đông y chống động kinh cho trẻ cần lưu ý gì?

Điều trị động kinh cho trẻ bằng phương pháp đông y rất được ưa chuộng. Tuy nhiên thuốc đông y thường khó uống vì nó có mùi hắc hoặc có vị đắng chát. Lúc này cách xử lý của các bậc phụ huynh sẽ là cho thêm đường. Tuy nhiên việc làm này vô tình sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.

Thuốc Đông y điều trị bệnh động kinh ở trẻ có 4 tính: Hàn, nhiệt, ôn, mát và một khi cho đường vào sẽ làm giảm tác dụng của tính hàn, mát của thuốc. Thêm vào đó khi sắc thuốc cha mẹ không nên dùng nước sôi để sắc thuốc vì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả điều trị.  Nếu dùng nước sôi đồng nghĩa với việc nước chưa ngấm kỹ vào thì thuốc đã sôi khiến thuốc không phát huy hết tác dụng.

Để sử dụng thuốc Đông y chữa bệnh động kinh hiệu quả cho trẻ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ Đông Y. Hoặc nếu trẻ đang sử dụng thuốc chống động kinh có kết hợp với các bài thuốc Đông y thì cha mẹ nên trình bày rõ với bác sỹ để tránh sự tương tác của các loại thuốc giảm hiệu quả trong việc điều trị bệnh.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha