Cần làm gì để phòng ngừa bênh động kinh sau sốt cao do tiêm phòng

Sau khi tiêm phòng vacxin, một số trẻ có thể bị sốt cao kèm theo hiện tượng co giật, điều này thường làm các phụ huynh lo lắng. Không những vậy, sốt cao co giật còn là tiền đề dẫn đến di chứng bệnh động kinh.

Ngày đăng: 11-09-2017

1,560 lượt xem

Tại sao trẻ bị sốt cao co giật sau khi tiêm phòng?

Sốt là một phản ứng tự vệ của cơ thể khi có sự xâm nhập từ bên ngoài như vi khuẩn, tác nhân lạ đi vào máu… và đặc trưng bởi sự gia tăng thân nhiệt. Khi sốt cao từ 38,9oC trở lên, quá trình dẫn truyền thần kinh trong não rất dễ bị ảnh hưởng và làm xuất hiện cơn co giật, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi.

Sau khi tiêm ngừa một số trẻ sẽ có cơn co giật do sốt cao

Sau khi tiêm phòng khoảng một vài giờ hoặc một ngày, trẻ có thể bị sốt bởi vacxin là một chế phẩm có tính kháng nguyên, khi tiêm vào cơ thể người thì nó cũng được coi là một yếu tố lạ xâm nhập. Một số biểu hiện thường gặp như: trẻ sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39oC, kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, vật vã, quấy khóc, đôi khi trẻ sẽ bỏ ăn, bỏ bú hoặc không ngủ vì nhức đầu.

Sốt cao co giật sau khi tiêm vacxin có nguy hiểm không?

Tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm gần như là điều bắt buộc để quá trình phát triển của trẻ được khỏe mạnh. Thông thường trong một cơn co giật do sốt cao, trẻ sẽ mất ý thức và cả hai cánh tay và chân bị co cứng, giật mà không kiểm soát được.

Nếu trẻ bị sốt cao co giật toàn thân kéo dài hơn 10 phút hoặc co giật tái xuất hiện trong vòng 24 giờ, thì có khoảng 10% số trường hợp sẽ có nguy cơ cao phát triển thành bệnh động kinh so với những đứa trẻ không có co giật do sốt.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, co giật do sốt kéo dài có thể làm tổn thương vùng hippocampus, một cấu trúc não đóng một vai trò trong bộ nhớ và học tập có liên quan với bệnh động kinh thùy thái dương (TLE), gây ảnh hưởng một phần đến khả năng ghi nhớ, nhận thức và tư duy trí tuệ của trẻ. 

Co giật do sốt cao dễ để lại di chứng là bệnh động kinh sau này

Cần làm gì khi con xuất hiện sốt cao co giật sau tiêm chủng?

-  Nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoải mái, lau người hoặc chườm khăn bằng nước ấm, nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ nhưng không được chườm đá hay nước lạnh vì rất nguy hiểm.

-  Nếu nhiệt độ 39oC, nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rối loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, do vậy có thể cho con dùng oresol, nấu cháo loãng để bù lượng nước mất và điện giải qua da do sốt. Tuy nhiên, với trẻ dưới ba tháng tuổi, các bậc cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào.

-  Cần đảm bảo chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn lỏng và dễ tiêu.

Trong một vài trường hợp, cha mẹ đã áp dụng nhiều cách nhưng thân nhiệt của trẻ không hề giảm, kèm theo các biểu hiện như khóc dai dẳng hơn ba tiếng đồng hồ, co giật, cha mẹ nên gọi ngay cho bác sỹ hoặc đưa trẻ đến những cơ sở y tế đáng tin cậy để được chăm sóc khẩn cấp.

ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha