Khám phá những nghiên cứu dịch tễ học bệnh động kinh ở Việt Nam

Tại Việt Nam, bệnh động kinh đã và đang trở nên phổ biến trong cuộc sống. Cùng khám phá những con số trong các nghiên cứu dịch tễ học để xem căn bệnh này đang ở mức báo động nào?

Ngày đăng: 23-02-2017

1,883 lượt xem

Tổng quan dịch tễ học về bệnh động kinh ở Việt Nam

Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu về tình trạng sức khỏe quần chúng và các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe đó. Tìm kiếm mối quan hệ giữa tình trạng sức khỏe và yếu tố liên quan từ đó xây dựng giải pháp (như phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật) để can thiệp nhằm nâng cao tình trạng sức khỏe.

Tại Việt Nam, những năm gần đây đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu công phu với số liệu thực tế về số người mắc bệnh động kinh, các giải pháp chữa bệnh hiệu quả. Theo đó, khoảng 2% dân số nước ta bị bệnh động kinh, trong đó gần 60% số bệnh nhân là trẻ em, nhưng chỉ có hơn 50% bệnh nhân được chăm sóc y tế.

- Tuổi mắc bệnh động kinh rất khác nhau, tuỳ thuộc vào nguyên nhân như­ng các nghiên cứu về bệnh động kinh nói chung cho thấy tỷ lệ động kinh ở trẻ em rất cao: 50,5% xuất hiện trư­ớc 10 tuổi, 75% dưới 20 tuổi và có xu hướng tăng lên sau 60 tuổi.

Nhiều buổi hội thảo về bệnh động kinh đã được tổ chức

- Nhiều nghiên cũng xác nhận tỉ lệ khá cao người mắc bệnh động kinh sống độc thân. Một số nghiên cứu đã cho thấy người bị động kinh nhiều khả năng bị thất nghiệp và ít có khả năng lập gia đình. Điều này phản ánh sự khó khăn của bệnh nhân động kinh đối với việc lập gia đình vì những lý do khác nhau như sự kỳ thị của cộng đồng, sự không đảm bảo về kinh tế và sức khỏe, sự thay đổi về mặt nhân cách,…

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG

- Nguyên nhân gây bệnh động kinh được xác định qua những câu hỏi trực tiếp về tiền sử sinh sản, vấn đề phát triển tâm lý vận động, những cơn co giật do sốt cao, những bệnh nhân có tiền sử chấn thư­ơng vùng đầu, nhiễm khuẩn màng não, tiền sử gia đình mắc bệnh động kinh. Từ đó kết luận các nguyên nhân thường gặp cụ thể như sau:

►Bất thư­ờng bẩm sinh: những rối loạn về di chuyển tế bào thần kinh trong một số tr­ường hợp có liên quan đến cơn co thắt cơ ở trẻ em, cơn giật cơ trầm trọng ở trẻ sơ sinh.

► Nguyên nhân trong khi sinh đ­ược đề cập nhiều nhất là các tai nạn sản khoa như­ đẻ can thiệp (forcep, mổ đẻ), ngạt đẻ. Ở Việt Nam một số công trình nghiên cứu cho thấy tỷ lệ động kinh có nguyên nhân chấn th­ương sản khoa hoặc ngạt đẻ chiếm 7 - 10%.
► Chấn thương sọ não là là nguyên nhân phổ biến của nhiều dạng bệnh động kinh và đứng hàng thứ hai sau viêm não gây động kinh.

► Sốt cao co giật kéo dài

Nhiều khảo sát cho thấy tỉ lệ mắc bệnh động kinh cao nhất thuộc về độ tuổi trẻ em

-Thuốc điều trị bệnh động kinh phổ biến hiện nay ở Việt Nam gồn 2 nhóm là  thuốc chống động kinh cũ và thuốc chống động kinh mới, cụ thể:

►Các thuốc chống động kinh cũ bao gồm Valproat axit, Phenobarbital, Carbamazepine: Phenytoin, thường được khuyên dùng điều trị khởi đầu cho phần lớn các dạng động kinh toàn thể. Thuốc có tác dụng đồng thời trên các loại động kinh cơn vắng ý thức, giật cơ và cơn co cứng co giật. 

►Các thuốc chống động kinh mới hiện nay đang có ở thị trường Việt Nam theo con đường nhập khẩu chính thức như: Topiramate, Oxcarbamazepin được chỉ định đối với bệnh nhân động kinh khó điều trị, động kinh thất bại với thuốc điều trị cũ đầu và với động kinh mới được chẩn đoán. 

- Thời điểm để ngừng thuốc trị bệnh động kinh: cắt cơn động kinh sau 2 năm điều trị là dấu hiệu tiên lư­ợng tốt để ngừng thuốc vì động kinh thư­ờng tái phát trong thời kỳ này.
Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, gần ½  số bệnh nhân tái phát trong giai đoạn giảm liều, 25% trong 6 tháng đầu, 60 - 90% trong năm đầu.

- Bên cạnh thuốc tây điều trị bệnh động kinh thì ở Việt Nam còn nhiều phương thuốc đông y gia truyền được đánh giá là hiệu quả lâu dài, an toàn cho sức khỏe bệnh nhân, quý độc giả quan tâm có thể tham khảo thông tin chi tiết tại đây.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha