12 loại thuốc chống động kinh thế hệ mới và các tác dụng phụ tiềm ẩn

Việc sử dụng các thuốc điều trị động kinh thế hệ mới sẽ cải thiện tình trạng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Ngày đăng: 05-04-2018

2,096 lượt xem

1. Topiramate (Topamax, Qudexy XR)

Thuốc này được sử dụng với bệnh co giật, động kinh cục bộ hoặc toàn thân, hội chứng Lennox - Gastaut ở trẻ trên 2 tuổi. Topiramate tiềm ẩn một số nguy cơ tác dụng phụ như:

- Chóng mặt, buồn ngủ, giảm khả năng tư duy, lú lẫn, mất thăng bằng, ngứa ran các chi

Tăng nguy cơ dị tật thai nhi nếu dùng trong 3 tháng đầu mang thai. Tuy nhiên, đôi khi lợi ích mà Topiramate mang lại lớn hơn nguy cơ thì bác sĩ vẫn kê đơn để chị em sử dụng trong thời kỳ này.

2. Gabapentine (Neurontin)

- Bác sĩ thường bổ sung Neurontin nếu bệnh nhân đã điều trị động kinh cục bộ bằng thuốc cổ điển đơn độc nhưng không mang lại kết quả.

- Tác dụng phụ: Thuốc này có thể gây buồn ngủ, mệt mỏi, nhìn đôi, mất thăng bằng. Neurontin được đánh giá là thuốc chống động kinh tương đối an toàn, ít tác dụng phụ và chưa phát hiện ra độc tính tiềm tàng.

3. Lamotrigine (Lamictal)

Lamictal là thuốc điều trị động kinh thế hệ mới được dùng bổ trợ hoặc dùng đơn độc để chữa trị cho các trường hợp động kinh cục bộ

- Tác dụng phụ thường gặp là nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt. Hiếm gặp tình trạng nổi ban đỏ trên da. Tuy nhiên, sự xuất hiện của phát ban da rất nguy hiểm, có thể đe dọa mạng sống của bệnh nhân, nhất là khi dùng kèm Depakine.

Tình trạng nổi ban đỏ do dị ứng thuốc chống động kinh rất nguy hiểm

4. Lacosamide (Vimpat)

Vimpat được kê đơn nhằm hỗ trợ thêm cho các thuốc cổ điển trong điều trị động kinh cục bộ từ người 17 tuổi trở lên.

- Thuốc này tiềm ẩn một vài tác dụng không mong muốn như chóng mặt, nhìn đôi, buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nôn.

5. Tiagabine (Gabitril)

- Thuốc này được chỉ định cho điều trị bổ trợ thể động kinh cục bộ ở người lớn. Tác dụng phụ bao gồm chóng mặt và buồn ngủ.

6. Levetaracetam (Keppra)

Riêng Keppra chỉ dùng cho người lớn và trẻ em trên 4 tuổi, để phối hợp thêm trong điều trị các thể động kinh.

- Một vài phản ứng ngoài ý muốn có thể gặp là mỏi mệt, mất cân bằng, có sự thay đổi bất thường về hành vi. Những phản ứng này thường mất đi sau tháng điều trị đầu tiên.

7. Oxcarbazepine (Trileptal)

Thuốc điều trị động kinh thế hệ mới này được dùng khá phổ biến để bổ trợ với dòng thuốc cũ cho trẻ em trên 4 tuổi bị động kinh cục bộ, hoặc dùng đơn độc cho người lớn bị co giật từng phần.

- Tác dụng phụ thường nhẹ hoặc trung bình, bao gồm đau bụng, buồn nôn, nôn, đại tiện bất thường, chóng mặt, nhìn đôi, buồn ngủ, mỏi mệt, phối hợp vận động kém.

Đau đầu và chóng mặt là triệu chứng thường gặp nhất do thuốc chữa động kinh gây ra

8. Zonisamide (Zonegram)

Zonegram dùng ở người lớn để kết hợp thêm với thuốc thế hệ cũ trong chữa bệnh động kinh cục bộ. Tuy nhiên, một vài quốc gia sử dụng thuốc này để điều trị các các thể động kinh khác như cơn vắng ý thức, cơn co giật toàn thân,…

- Tác dụng phụ: Bệnh nhân có thể bị chóng mặt, mất cân bằng, giảm cân, mệt mỏi.

9. Pregabalin (Lyrica)

Chủ yếu Lyrica được kê đơn cho người lớn bị động kinh cục bộ hoặc cục bộ đã toàn thể hóa, ngoài ra còn dùng để chữa bệnh lý thần kinh ngoại biên do biến chứng tiểu đường và viêm dây thần kinh hậu môn.

- Tác dụng phụ bao gồm nhìn mờ, khó tập trung, chóng mặt, khô miệng, phù các chi, biếng ăn, buồn ngủ.

10. Perampanel (Fycompa)

- FDA chấp thuận việc dùng thuốc điều trị động kinh thế hệ mới này cho các thể bệnh bắt nguồn từ động kinh cục bộ ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

- Tác dụng phụ: Khi sử dụng Fycompa, bệnh nhân vẫn có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ là nhìn mờ, chóng mặt, mất thăng bằng, buồn ngủ, mệt mỏi, dễ nhiễm trùng, hay cáu gắt, yếu cơn, tăng cân,…

11. Eslicarbazepine acetate (Aptiom)

Năm 2013, Aptiom bắt đầu được dùng bổ sung để cải thiện việc kiểm soát cơn động kinh cục bộ ở người lớn. Đến tháng 8 năm 2015, FDA cho phép dùng thuốc này đơn độc để trị các dạng động kinh khởi phát từ động kinh cục bộ.

- Tương tự như các thuốc khác, Aptiom có thể mang lại một vài tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, nhìn đôi, mệt mỏi, đau đầu, mất khả năng phối hợp, buồn nôn, ói.

12. Brivaracetam (Briviact)

Brivaracetam mới được đưa vào điều trị từ tháng 2 năm 2016, nhằm mục đích kết hợp thêm với các thuốc cổ điển trong việc điều trị cơn động kinh bắt nguồn từ động kinh cục bộ ở người trên 16 tuổi.

- Các phản ứng phụ có thể gặp phải là buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, nôn. Ngoài ra, thuốc còn có thể gây kích động, hoảng loạn, hung hăng, trầm cảm hoặc tăng ý nghĩ tự tử ở bệnh nhân hay gây dị ứng. Phải báo ngay với bác sĩ nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng kể trên.

Mặc dù so với các thuốc thế hệ đầu tiên, 12 thuốc điều trị động kinh thế hệ mới có khả năng dung nạp tốt, ít tác dụng phụ hơn, nhưng vẫn không thể phủ nhận những nguy cơ mà nó mang lại cho bệnh nhân vẫn còn rất lớn. Do đó, nên suy nghĩ đến việc sử dụng các thuốc thảo dược tự nhiên để tăng hiệu quả mà vẫn đảm bảo tính an toàn cho người bệnh.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH 

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha