Vì sao trẻ mắc bệnh động kinh vắng ý thức thường học hành sa sút?

Nhiều bậc phụ huynh có thái độ chủ quan khi con mình mắc bệnh động kinh vắng ý thức, vì cho rằng nó chỉ ảnh hưởng đến hoạt động ý thức trong một giai đoạn rất ngắn và đột ngột nên không nguy hiểm. Tuy nhiên, cha mẹ không thể biết rằng trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều từ học hành đến sinh hoạt nếu mắc phải chứng bệnh này.

Ngày đăng: 22-03-2017

1,982 lượt xem

Tổng quan về bệnh động kinh vắng ý thức ở trẻ

- Nguyên nhân gây bệnh: Đa số trường hợp mắc bệnh động kinh vắng ý thức ở trẻ không tìm ra nguyên nhân, bên cạnh đó, một số ca bệnh được cho là có yếu tố di truyền. Độ tuổi thường mắc bệnh nhất là từ 5-8 tuổi.

- Triệu chứng điển hình của bệnh động kinh vắng ý thức: Trẻ đột nhiên dừng mọi hoạt động đang làm, nhìn chằm chằm về một hướng, mấp máy môi, nhai, chớp mắt, biểu hiện này phục hồi hoàn toàn sau khoảng 30 giây, sau cơn không có lú lẫn, và thường bệnh nhân không nhớ được những gì đã xảy ra.

Hằng trăm cơn động kinh vắng ý thức mỗi ngày dẫn đến kết quả học tập của trẻ bị sa sút 

Dấu hiệu của bệnh động kinh vắng ý thức ở trẻ có có thể xảy ra hàng tuần hoặc hàng tháng trước khi người chung quanh nhận biết được do các cơn xảy ra trong thời gian rất ngắn. Mỗi ngày có thể xảy ra hàng trăm cơn động kinh vắng ý thức kiểu này xảy ra ở trẻ.

- Biến chứng: Mặc dù so với những thể động kinh khác thì bệnh động kinh vắng ý thức có dấu hiệu lành tính và rất nhẹ, nhưng điều đó không có nghĩa là không nguy hiểm. Trẻ em có tiền sử động kinh vắng ý thức cần được giám sát kỹ khi bơi lội vì nguy cơ chết đuối, nguy cơ té ngã khi leo trèo, sa sút kết quả học tập do giảm khả năng chú ý. Tuy nhiên, đa số trường hợp mắc bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ dậy thì.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

Chuẩn đoán và điều trị bệnh động kinh vắng ý thức ở trẻ có khó khăn hay không?

Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ phải hỏi thật kỹ về triệu chứng và biểu hiện của cơn động kinh qua lời kể của người thân và thực tế chứng kiến khi trẻ lên cơn động kinh. Bên cạnh đó, cần làm thêm một số xét nghiệm cần thiết như đo điện não đồ, chụp MRI để phát hiện ra những bất thường trong não bộ gây ra bệnh động kinh vắng ý thức ở trẻ.

Đa số trường hợp mắc bệnh động kinh vắng ý thức ở trẻ không cần chăm sóc y tế và dùng thuốc thường xuyên. Tuy nhiên, trong những trường hợp bắt buộc thì có nhiều loại thuốc có khả năng giảm bớt tần số xuất hiện hoặc loại trừ hoàn toàn các cơn.

Các thuốc có hiệu quả cho bệnh động kinh vắng ý thức bao gồm Ethosuximide, Valproic acid Lamotrigine.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần thông tin cho những người xung quanh trẻ như giáo viên, bảo mẫu biết về tình trạng bệnh của con mình để họ có thể hỗ trợ trong những tình huống nguy hiểm.

Cha mẹ nên bổ sung thêm kiến thức cho con tại nhà

Như vậy, đối với trẻ mắc bệnh động kinh dạng vắng ý thức, cha mẹ phải thật kiên nhẫn trong quá trình dạy dỗ cũng như hỗ trợ cho trẻ tiếp thu bài vở tốt hơn. Bên cạnh đó, nên tìm các phương pháp chữa bệnh an toàn nhằm điều trị dứt điểm căn bệnh này càng sớm càng tốt.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

 

Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

                BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha