Trẻ bị sốt cao co giật đơn thuần và phức tạp nguy hiểm như thế nào?

Trẻ bị sốt cao co giật phức tạp thường để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như động kinh và các rối loạn thần kinh khác.

Ngày đăng: 09-11-2019

1,100 lượt xem

Cơn co giật đơn thuần do sốt

- Toàn bộ cơ thể bị run rẩy và co giật, trẻ đảo mắt hoặc trợn mắt, kèm theo đó là tình trạng khó thở, tím tái da mặt, môi,…

- Nôn, buồn nôn, sùi bọt mép.

- Mất ý thức, không phản hồi khi được gọi.

- Mất kiểm soát ruột, bàng quang gây đại tiểu tiện không tự chủ.

Trẻ sốt cao co giật thường để lại biến chứng nguy hiểm

Khi nào cơn co giật có nguy cơ tiến triển thành bệnh động kinh

- Cơn sốt cao co giật xuất hiện trước 12 tháng tuổi.

- Cơn co giật xảy ra trong thời gian dài, tái diễn nhiều lần.

- Tiền sử người thân mắc bệnh động kinh.

- Xuất hiện những cơn sốt ngắn (<1 giờ), trước khi cơn co giật xảy ra.

- Trẻ có bất thường trong cấu trúc não bộ.

- Trẻ sơ sinh có chỉ số Apgar thấp từ 0 – 6 điểm. (Chỉ số Apgar là phương pháp đơn giản để nhận định nhanh tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh và được đánh giá qua 5 tiêu chí màu da, nhịp tim, phản xạ kích thích, cử động, hô hấp với thang điểm từ 0 – 2)

Sốt cao co giật đơn thuần và phức tạp khi nào cần đi khám?

Bất kể là cơn sốt cao co giật đơn thuần hay phức tạp thì ngay sau khi sức khỏe trẻ ổn định, bạn nên sớm đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến não bộ, từ đó có hướng điều trị thích hợp.

Đồng thời ngay khi con có 5 biểu hiện dưới đây, cha mẹ cần lập tức đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời:

- Cơn co giật kéo dài trên 5 phút.

- Trẻ có nhiều biểu hiện bất thường sau cơn co giật.

- Xuất hiện trên 2 cơn co giật trong vòng 24h.

Biến chứng bệnh động kinh ở trẻ em do sốt cao co giật

Trẻ sốt cao co giật phức tạp nguy hiểm như thế nào?

Sốt cao co giật nếu chỉ xảy ra vài lần có thể đánh giá là lành tính, nhưng nếu để tình trạng này tái diễn thường xuyên, nhất là khi sốt co giật ở dạng phức tạp thì trẻ có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm như:

- Thương tổn não bộCơn co giật xảy ra là do sự phóng điện quá mức của các tế bào thần kinh, do đó nếu tái diễn nhiều lần nó có thể gây “tổn thương” các tế bào não và ảnh hưởng đến chức năng điều khiển cảm xúc, suy nghĩ, hành vi, vận động của trẻ.

- Di chứng động kinh: Có tới 2 – 2.5%, trẻ sốt cao co giật tiến triển thành di chứng động kinh và tỉ lệ này có thể tăng gấp 2 lần nếu nếu cơn co giật xảy ra trước 12 tháng tuổi, tái phát nhiều lần hoặc tiền sử gia đình có người bị động kinh.

- Rối loạn phát triển: Những trẻ có tiển sử sốt cao co giật có nguy cơ gặp phải các dạng rối loạn phát triển khác, chẳng hạn như tăng động giảm chú ý, rối loạn tic…

- Tai nạn gây chấn thươngCơn co giật thường xảy ra bất ngờ, khó lường trước, do đó có thể khiến trẻ bị ngã, ngất và nếu đó là những nơi nguy hiểm như cạnh giường, chân bàn, cầu thang… trẻ sẽ dễ bị chấn thương ở tay, chân hoặc thậm chí là tử vong.

Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt cao co giật

Trẻ sốt cao co giật đơn thuần hay phức tạp cũng nên được chăm sóc thật tốt.

- Thường xuyên đo nhiệt độ cho con. Khi trẻ đã bị sốt cao co giật 1 lần thì những lần sau trẻ có thể chỉ sốt nhẹ cũng đã bị tái cơn co giật, do vậy, nếu thấy con mới chớm sốt (37.7 – 38.2 độ C), cha mẹ nên cho trẻ sử dụng ngay thuốc hạ sốt.

- Cân bằng điện giải cho trẻ bằng Oresol theo đúng hướng dẫn, đồng thời khuyến khích trẻ uống nhiều nước, có thể thay thế bằng nước ép, sinh tố hoa quả.

- Dành thời gian cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sau cơn co giật.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

           BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha