Hội chứng Dravet và hội chứng Rasmussen là hai dạng động kinh hiếm gặp, nhưng lại gây nhiều hậu quả nghiêm trọng tới trẻ, nhất là trẻ sơ sinh.
Ngày đăng: 14-10-2017
1,547 lượt xem
Biểu hiện của bệnh động kinh ở trẻ em dạng hội chứng Rasmussen
Bệnh thường xuất hiện ở trẻ từ 14 tháng đến 14 tuổi. Các nghiên cứu gần đây cho thấy ngoài nguyên nhân các tế bào não trong một bán cầu não bị viêm, hội chứng Rasmussen còn là một rối loạn tự miễn dịch (kháng thể được sản xuất từ các mô của cơ thể) chống lại các thụ thể trên tế bào não.
Trẻ em mắc bệnh động kinh dạng Rasmussen gặp khó khăn trong đi lại
Các biểu hiện điển hình của bệnh động kinh dạng Rasmussen:
- Trẻ thường xuất hiện cơn co giật cục bộ liên tục ở phần cơ thể đối diện tế bào não bị viêm, bên cạnh đó tay hoặc chân của trẻ bị yếu, đi không vững hoặc run khi đứng.
- Đây là một hội chứng viêm não hiếm gặp ở trẻ em có đặc trưng là động kinh kháng thuốc với các biểu hiện nặng khi không được điều trị như liệt nửa nười và suy giảm nhận thức
- Chứng mất ngôn ngữ thường xảy ra nếu các rối loạn ảnh hưởng đến chức năng kiểm soát chức năng ngôn ngữ của não mà nhất là ở phần não trái.
Do bệnh kháng thuốc chống động kinh nên việc điều trị bằng thuốc hầu như không mang lại kết quả. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ sớm bán cầu não chức năng hoặc giải phẫu là cách điều trị đầu tiên được đề nghị cho việc kiểm soát động kinh, từ đó ngăn chặn sự suy giảm nhận thức và phản ứng viêm lan đến vỏ não bên đối diện.
Hội chứng Dravet là gì?
Hội chứng Dravet là rối loạn chức năng hiếm gặp ở não bộ, thường khởi phát ngay từ những năm đầu đời của trẻ, nhất là trong giai đoạn 2 - 12 tháng tuổi, với một số đặc điểm điển hình sau:
- Trẻ sơ sinh có chỉ số phát triển bình thường trước khi bắt đầu xuất hiện cơn co giật đầu tiên. Tuy nhiên, khi cơn động kinh tái diễn, hầu hết trẻ sẽ chậm phát triển về thể chất, trí tuệ.
- Trẻ mắc hội chứng Dravet thường có nguy cơ gặp tình trạng SUDEP ( chết đột ngột không rõ nguyên nhân) hơn những trẻ mắc các dạng động kinh khác. Đa số trẻ vẫn phát triển bình thường cho đến lúc 2 tuổi, sau đó mọi chỉ số phát triển về thể chất lẫn trí tuệ đều sẽ chậm dần.
Hội chứng Dravet khiến trẻ châm phát triển trí tuệ
Khoảng 6 tuổi, các vấn đề về nhận thức ở một số trẻ có thể ổn định hoặc phát triển thành nhiều dạng động kinh khác, chẳng hạn như: động kinh múa giật (Myoclonic), động kinh giật cơ (tonic), động kinh vắng ý thức tạm thời, động kinh cục bộ. Ngoài ra, trẻ mắc hội chứng Dravet có thể sẽ bị các vấn đề sau:
- Thường bị đau chân, đi bộ không vững, bị gù lưng.
- Dễ bị nhiễm trùng, ốm, sốt, cơ thể yếu do khả năng miễn dịch kém.
- Chậm phát triển về trí tuệ, tư duy, ngôn ngữ và thể chất.
- Khó ngủ, rối loạn cảm giác
- Các vấn đề liên quan đến rối loạn hoạt động thần kinh thực vật – nơi điều khiển thân nhiệt và quá trình đổ mồ hôi của cơ thể.
Hội chứng Dravet rất khó trị khỏi hoàn toàn. Mục tiêu của việc điều trị chủ yếu là kiểm soát cơn co giật, động kinh, cải thiện khả năng phát triển và giảm nguy cơ tử vong ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên lưu ý tham khảo bác sỹ cho trẻ thực hiện chế độ ăn kiêng ketogenic, bởi nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng chế độ ketogenic có thể giúp trẻ kiểm soát được cơn co giật, động kinh hiệu quả.
Sử dụng các phương pháp đông y gia truyền điều trị co giật, động kinh có tác dụng an thần, ổn định dẫn truyền thần kinh giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh hiệu quả.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn