Bệnh giật kinh phong và phân tích ưu nhược điểm về các phương pháp điều trị bệnh

Y học hiện đại đã nghiên cứu ra nhiều loại thuốc trị giật kinh phong, tuy nhiên, theo ghi nhận, vẫn còn rất nhiều trường hợp kháng lại thuốc trị giật kinh phong. Vậy ưu nhược điểm của các phương pháp điều trị căn bệnh này là gì?

Ngày đăng: 18-07-2020

799 lượt xem

Biểu hiện bệnh giật kinh phong ở từng độ tuổi

- Giai đoạn sơ sinh sẽ có những biểu hiện bệnh giật kinh phong lành tính, biểu hiện là cơn giật cơ ở tay hoặc chân từ bên này cơ thể sang bên đối diện, kéo dài khoảng 30 giây. Cơn co giật sơ sinh lành tính ít khi phát triển nặng hơn, tuy nhiên ở một số trẻ sẽ bị chậm nói, chậm phát triển về tâm lý.

- Giai đoạn từ 1-2 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu phát triển nhanh nhất về nhận thức, những biểu hiện bệnh giật kinh phong lúc này cũng rõ ràng hơn, đặc trưng nhất là dạng co giật cơn lớn với dấu hiệu nhợt nhạt, co giật toàn thân, khóc thét lên, mắt trợn, tím tái, chảy nước bọt ở, mất kiểm soát tiểu tiện. Nên điều trị sớm cho trẻ để hạn chế biến chứng nguy hiểm về sau.

- Giai đoạn từ 3 tuổi trở đi sẽ có nhiều dạng cụ thể nhất như vắng ý thức tạm thời, cơn cục bộ, cơn toàn thân. Tiến triển của những dạng này tùy thuộc vào cơ địa của trẻ, có trường hợp sẽ chấm dứt hoàn toàn khi trẻ được 15 tuổi, nhưng 40% trẻ sẽ tái phát khi trưởng thành. Vậy nên, việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời là vô cùng cần thiết.

- Ở người trưởng thành thì biểu hiện bệnh giật kinh phong sẽ xuất hiện sau chấn thương sọ não, co giật do sốt cao lặp lại nhiều lần, nhiễm trùng uốn ván, tai biến mạch máu não. Triệu chứng bệnh rõ ràng, dễ nhận biết với những dấu hiệu cụ thể như co cứng- co giật toàn thân hoặc 1 phần cơ thể, vắng ý thức tạm thời.

Bệnh giật kinh phong thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ em 

Những biểu hiện bệnh giật kinh phong phổ biến

Tùy vào từng vị trí của não bị ảnh hưởng mà sẽ có những biểu hiện khác nhau ở bên ngoài cơ thể, thường gặp nhất là những cơn co cứng, co giật chân tay hoặc toàn thân, không kiểm soát được hành vi hoặc cơn vắng ý thức tạm thời. Cụ thể gồm:

- Biểu hiện bệnh giật kinh phong dạng toàn thể: Người bệnh bị ngất đột ngột, da xanh tái, chân tay co cứng, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, mắt trợn ngược và không thở được khoảng 30 giây, sau đó trẻ sẽ bị co giật mạnh, dễ cắn lưỡi theo từng cơn co giật, sùi bọt mép, cơ mặt  bị méo, không kiểm soát được tiểu tiện, các triệu chứng này kéo dài khoảng 3 phút.

Cuối cùng, toàn thân người bệnh mềm nhũn, rơi vào trạng thái hôn mê, da tái xanh trong vòng 15-60 phút rồi tỉnh lại, cơ thể mệt mỏi và không nhớ chuyện gì đã xảy ra.

- Biểu hiện bệnh giật kinh phong cục bộ: Chỉ xảy ra cơn co cứng- co giật ở một bộ phận nào đó trên cơ thể, không có hiện tượng bị ngất xỉu và hôn mê, không bị mất ý  thức, ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác như kim châm, điện giật, ù tai.

- Dạng vắng ý thức: Người bệnh dừng hết mọi hành động đang làm, đánh rơi đồ vật đang cầm, mắt nhìn chằm chằm về một hướng, mất ý thức, mạch đập nhanh, không để ý những người xung quanh nói gì.

Tóm lại, việc nhận biết biểu hiện bệnh giật kinh phong càng sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh càng cao. Ngoài việc quan sát những dấu hiệu bên ngoài thì nên cho bệnh nhân làm các xét nghiệm như đo điện não đồ, chụp MRI để có kết luận chính xác nhất.

Nên làm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nhất bệnh giật kinh phong

Sử dụng thuốc tây điều trị chứng giật kinh phong có tác hại gì đối với sức khỏe?

Sử dụng thuốc tây điều trị chứng giật kinh phong có ưu điểm là tác dụng nhanh chóng, kiểm soát được cơn co giật. Tuy nhiên, không thể bỏ qua những tác hại của thuốc đối với sức khỏe của bệnh nhân.

- Đối với giật kinh phong ở trẻ em, việc tiếp xúc lâu dài với một loại thuốc (thường là nhiều hơn 2-5 năm) có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của xương, răng ở trẻ nhỏ. Thuốc Phenobarbital và Dilantin (phenytoin) có thể gây ra tăng trưởng mô mềm. Dilantin hoặc Phenytek gây tổn thương thần kinh, tăng trưởng tóc quá nhiều.

- Tình trạng dị ứng thuốc động kinh: Hay còn gọi là hội chứng Stevens-Johnson. Đây là bệnh viêm da dị ứng cấp tính với có biểu hiện sốt cao, tổn thương hồng ban da lan rộng khắp toàn thân, tứ chi, kèm bóng nước, viêm đường tiết niệu,  hậu môn, viêm kết mạc mắt, chảy máu kết mạc gây biến chứng mù lòa, chảy máu lơi, chân răng, khó nuốt, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, mất nước, rối loạn điện giải.

- Rối loạn tiêu hóa: Có tới gần một nửa số bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa như chán ăn, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn,… sau khi sử dụng thuốc dài ngày.

- Rối loạn hệ thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, căng thẳng, run tay chân, ảnh hưởng tới các vấn đề về bộ nhớ, trầm cảm, suy nghĩ bất thường, hoặc hiếu động thái quá ở trẻ nhỏ.

- Rối loạn giấc ngủ: ban ngày buồn ngủ nhưng ban đêm có thể lại bị mất ngủ (khó ngủ), phát ban, ho, đau họng, hắt hơi, chảy nước mũi, tăng sự thèm ăn và tăng cân…

Trong nhiều trường hợp, sau khi dừng thuốc đột ngột sau một thời gian dài dùng thuốc sẽ khiến bệnh tình nặng hơn, kèm theo một số hành vi như dễ kích động, giảm trí nhớ, khả năng suy luận

Hiện tượng kháng thuốc điều trị ở bệnh nhân giật kinh phong do nguyên nhân nào?

- Bị giật kinh phong do bệnh lý não bộ bẩm sinh: Đối với những người bị kinh phong do tổn thương não thì thuốc điều trị giật kinh phong chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu rồi giảm hẳn và hầu như mất tác dụng khi điều trị trong thời gian dài.

- Sai lầm trong chẩn đoán: Để chuẩn đoán đúng bệnh, ngoài việc đo điện não đồ và chụp MRI còn phải dựa trên việc quan sát biểu hiện ra bên ngoài. Có nhiều trường hợp bác sĩ chỉ nghe qua mô tả của bệnh nhân và người thân nên dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác.

- Không tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị: Đây là tình trạng thường gặp nhất do người bệnh quên không dùng thuốc, không ngủ đúng giờ, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học, căng thẳng quá độ, tự ý tăng giảm liều hoặc ngưng thuốc khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn và xuất hiện tình trạng kháng lại thuốc trị giật kinh phong.

Biện pháp khắc phục tình trạng kháng thuốc trị giật kinh phong

Đối với người bị giật kinh phong kháng lại thuốc điều trị thì chế độ ăn ketogenic và các bài thuốc đông y gia truyền chính là vị cứu tinh của họ. Chế độ ăn ketogenic là chế độ ăn rất ít tinh bột và giàu chất béo, vì chất xeton sinh ra trong quá trình thủy phân chất béo có tác dụng ngăn chặn cơn co giật hiệu quả. 

Những thức ăn giàu chất béo thường dùng trong bữa ăn ketogenic cho trẻ như: : Dầu, kem, bơ, phô mai, thịt heo, thịt gà, xúc xích, cá béo, đồ ăn chiên xào…han chế tinh bột, trái cây, rau, sữa, đồ ăn nhanh, bánh kẹo….

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng giật kinh phong theo y học cổ truyền

- Sách ‘ Lâm Chứng Chỉ Nam Y” ghi:” Bệnh Giản hoặc do kinh sợ, hoặc do ăn uống không điều độ hoặc do khi còn ở trong thai đã bị động kinh làm cho tạng khí không bình thường, kinh mạch không điều hòa, biểu hiện bằng đờm tích, quyết khí nội phong, hôn mê. Khi khí thông thì tự khỏi”.

- Sách Nội Khoa Học của Thượng Hải và Thành Đô đều cho là do kinh sợ, ăn uống không điều hòa làm cho tạng phủ bị rối loạn dẫn đến đờm bị tích tụ, nội phong gây ra bệnh.

- Sách Châm Cứu Học Giảng Nghĩa ghi: Bệnh do tiên thiên (ở trẻ nhỏ) hoặc thấy tụ lại ở Tỳ Vị thành đờm hoặc bị kinh sợ, Can uất không thông, dương bốc lên gây ra phong động, đàm che lấp thanh khiếu gây ra bệnh.

- Sách Châm Cứu Học Thượng Hải ghi: ‘ Bệnh thường do Can Thận bất túc, làm cho Can phong nội động, đàm nghịch lên trên, kinh khí bị xáo trộn, thanh khiếu bị che lấp gây ra bệnh.’

Ngoài ra, hiện tượng giật kinh phong phần lớn do tạng phủ mất quân bình, chủ yếu ở Can Tỳ Thận và ảnh hưởng đến tạng Tâm gây ra.

Kinh sợ hại đến Can Thận, Can Thận suy yếu, không liễm được dương, dương bốc lên sinh ra nhiệt. Nhiệt sinh phong làm cho Can phong nội động, hoặc do nhiệt nung nấu tân dịch gây thành đàm, hoặc do ăn uống không đều làm cho Tỳ Vị bị tổn thương, không sinh đủ các chất tinh hoa (Dưỡng trấp), đàm trọc tụ lại.

Khi tình chí bị uất kết hoặc lai động quá sức làm cho khí nghịch lên hoặc Can phong hợp với đàm nhiễu lên gây ra trở ngại kinh lạc và Tâm khiếu, gây ra bệnh, hoặc do bẩm thụ tiên thiên gây ra, nhất là ở trẻ nhỏ.

Như vậy, việc xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng giật kinh phong sẽ giúp tìm ra phương pháp điều trị bệnh chuẩn xác, tăng khả năng chữa khỏi căn bệnh quái ác này, đem lại cho bệnh nhân một cuộc sống bình thường.

Thuốc trị giật kinh phong từ đông y có đặc điểm gì?

Đông Y rất hiệu quả trong chữa bệnh động kinh 

Theo đông y, bệnh giật kinh phong có nguyên nhân gây bệnh do di truyền, té ngã dẫn đến chấn thương não bộ, tình chí bị kích động làm công năng hoạt động của các tạng tâm can tỳ, thận dẫn đến sự mất thăng bằng âm dương, khí nghịch, đàm ủng trệ làm tắc các khiếu, hoả viêm gây ra chứng hôn mê co giật.

Vậy nên, để chữa khỏi bệnh cần điều trị các thể bệnh gây ra động kinh dồn ứ trong cơ thể. Các vị thuốc thường được dùng trong đông y bao gồm: Thiên ma, Đởm Nam tinh, Bán hạ, Trần bì, Mạch động, Phục thần, Viễn chí, Xương bồ, Bạch cương tàm, Toàn yết, An tức hương, Câu đằng, Long đởm thảo…

Các vị thuốc trên đều chứa nhiều hoạt chất giúp an thần, trấn kinh, cân bằng âm dương, tiêu đàm, tăng nồng độ GABA(là chất dẫn truyền thần kinh chính được phân bổ rộng rãi trên hệ thần kinh trung ương), bảo vệ các tế bào thần kinh tránh khỏi sự tổn thương khi có những tín hiệu điện bất thường trong não bộ, giúp trẻ ngăn ngừa sự xuất hiện của cơn giật kinh phong hiệu quả.

Nhược điểm khi dùng thuốc đông y là phải kiên trì một thời gian để thuốc ngấm vào cơ thể thì mới thấy tác dụng. Tuy nhiên, khi thuốc đã cho tác dụng rồi thì hiệu quả lâu dài, không xuất hiện tác dụng phụ đối với sức khỏe, điều trị tận gốc rễ căn bệnh, giúp khỏi bệnh hoàn toàn mà không lo tái phát sau khi đã kết thúc liệu trình.

Qua những so sánh trên, hi vọng người bệnh và gia đình sẽ định hướng được phương pháp điều trị đối với căn bệnh này. Điều quan trọng là nên cho người bệnh đi khám, chữa trị sớm ngay khi vừa phát bệnh.

Các phương thuốc đông y trị giật kinh phong đã được biết đến từ hàng trăm năm với tác dụng an toàn và lâu dài, trị dứt điểm cơn co giật, bảo đảm không tái phát sau khi kết thúc liệu trình điều trị. Nên cho người bệnh đến những cơ sở đông y uy tín để được chuẩn mạch, bốc thuốc theo đúng tình trạng bệnh.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

           BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha