Hiểu rõ các tác dụng phụ của thuốc tây chữa động kinh có lợi ích gì?

Việc nắm rõ các tác dụng không mong muốn của thuốc chữa bệnh động kinh rất cần thiết để kịp thời phát hiện và xử trí kịp thời.

Ngày đăng: 18-12-2018

1,298 lượt xem

Thuốc chống động kinh Valproat

Valproat là thuốc kháng động kinh mạnh có tác dụng đối với động kinh toàn bộ, động kinh cục bộ hoặc động kinh phức hợp nhưng không gây ngủ.

Tác dụng không mong muốn: Thường gặp là chán ăn, nôn, đau dạ dày; rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng tới sự phát triển thai nhi, tăng cân, rụng tóc, lú lẫn, tăng men gan, giảm tiểu cầu.

Phải ngừng điều trị khi thấy có các biểu hiện tăng cơn động kinh hoặc các biểu hiện viêm gan trên lâm sàng. Trường hợp quá liều cấp tính có thể gây hôn mê, đồng tử co, phản xạ giảm, trương lực cơ giảm.

Valporate là thuốc chống động kinh khá phổ biến

Carbamazepin

Carbamazepin được chỉ định trong các thể động kinh như động kinh cơn lớn, động kinh cục bộ, trừ động kinh cơn vắng ý thức.

Tác dụng không mong muốn hay gặp là mệt mỏi, buồn ngủ, khô miệng, chán ăn, chóng mặt, nhìn đôi, loạng choạng, trầm cảm, kích động, rối loạn chú ý, rối loạn trí nhớ. Các triệu chứng đó có thể tự hết hoặc sau khi giảm liều thuốc.

Ngoài ra có thể gặp dị ứng ngoài da, mày đay, vết sẩn. Thuốc có thể gây quái thai ở phụ nữ mắc bệnh động kinh. Một số trường hợp ban kèm theo sốt, sưng hạch, gan to, lách to; giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tắc mạch... Nặng nhất là thiếu máu bất sản có thể dẫn đến tử vong

Thuốc chống động kinh Phenytoin

Phenytoin được chỉ định điều trị mọi thể động kinh trừ động kinh cơn nhỏ và còn có tác dụng chống đau đối với đau dây thần kinh tam thoa...

Tác dụng không mong muốn: tăng sản lợi, mọc nhiều lông, trứng cá; vận động chậm chạp, rối loạn tri giác. Dùng thuốc kéo dài có thể xảy ra bệnh dây thần kinh ngoại vi mạn tính; rung giật cơ, loãng xương; giảm bạch cầu, thiếu máu bất sản; có thể xuất hiện bệnh cảnh viêm gan kèm sốt, ban và sưng hạch khi đó cần phải ngừng thuốc.

Khi quá liều sẽ xuất hiện một bệnh cảnh đột ngột: chán ăn, lợm giọng, nói khó, nhìn đôi, rung giật nhãn cầu và tiếp đến loạng choạng, u ám, lú lẫn. Liều độc có thể gây tăng cơn co giật nhưng hiếm.

Thuốc chống động kinh phenytoin có thể gây tăng cơn co giật nếu dùng quá liều

Phenobarbital

Thuốc được chỉ định đối với tất cả các thể lâm sàng của động kinh chủ yếu là cơn lớn và các cơn cục bộ, trừ cơn vắng ý thức của động kinh cơn nhỏ.

Tác dụng không mong muốn: Có thể gặp ngủ nhiều vào ban ngày khi bắt đầu điều trị nhưng sau vài tuần sẽ quen dần rồi giảm bớt, ở người già có khi xảy ra lú lẫn hoặc kích động. Ngoài ra có thể gặp thấp khớp bán cấp hoặc mạn tính, loãng xương, giảm calci huyết, tăng men gan. Khi quá liều cấp tính sẽ thấy u ám, ngủ gà, trạng thái lú lẫn kèm suy thở.

Benzodiazepin

Các thuốc này thường có hiệu lực đối với các cơn động kinh toàn bộ hơn là động kinh cục bộ. Tác dụng không mong muốn: buồn ngủ ban ngày, clợm giọng, nôn; hiếm gặp hơn là co giật, trạng thái động kinh rung giật cơ. Khi quá liều sẽ xảy ra: ngủ gà, hôn mê kèm theo rối loạn hô hấp. Nếu ngừng thuốc đột ngột có thể xảy ra hội chứng cai thuốc: mất ngủ, bẳn tính...

Gabapentin

Tác dụng không mong muốn: thường thấy xuất hiện khi dùng với liều 900 – 1200mg/ngày. Các tác dụng không mong muốn bao gồm: tăng cơn động kinh, buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu, run, rung giật nhãn cầu, tăng cân, chán ăn, rối loạn tác phong.

Ngoài ra có thể gặp ban xuất huyết, giảm bạch cầu, rối loạn chức năng gan. Khi dùng quá liều có thể gây tiêu chảy, nhìn đôi, nói khó, ngủ gà. Không có thuốc giải độc đặc hiệu.

Tóm lại, với bệnh lý động kinh, việc sử dụng thuốc điều trị hưởng quyết định tới tiến triển của căn bệnh, do đó bác sĩ điều trị phải là người chịu trách nhiệm theo dõi các tác dụng phụ không mong muốn trên bệnh nhân. Sau cùng cần chú ý tới phục hồi chức năng, tâm lý, xã hội và nghề nghiệp cho bệnh nhân động kinh.  

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha