Nhận biết dấu hiệu trầm cảm ở bệnh nhân động kinh

Ước tính có tới 30 – 35% người bị động kinh có mắc kèm trầm cảm. Đây được coi là rối loạn tâm thần phổ biến nhất ở người bệnh động kinh

Ngày đăng: 22-05-2018

1,292 lượt xem

Dấu hiệu trầm cảm ở người bệnh động kinh

Đối với một số người mắc bệnh động kinh, các dấu hiệu của chứng trầm cảm như thay đổi cảm xúc tiêu cực, kém tập trung, rối loạn giấc ngủ, đau,… đóng vai trò như một lời cảnh báo cơn động kinh sắp xảy ra. Người bệnh cũng có thể cảm thấy chán nản trong vài ngày sau khi xảy ra cơn hoặc trong thời gian dài.

Trầm cảm là dấu hiệu thường thấy ở người mắc bệnh động kinh

Nguyên nhân gây trầm cảm ở người bệnh động kinh là gì?

Các nguyên nhân có thể gây trầm cảm ở người bệnh động kinh bao gồm:

- Thể bệnh động kinh: Tùy vào vùng não bộ bị tổn thương mà cơn động kinh có thể xảy ra và dẫn đến trầm cảm. Động kinh thùy thái dương là thể bệnh gây trầm cảm nhiều nhất trong tất cả các thể động kinh.

- Hormon: Nồng độ hormon có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và chức năng của não. Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Functional Neurology, hormon giới tính ảnh hưởng khá nhiều đến nguy cơ khởi phát động kinh và trầm cảm, thường phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn là nam giới.

- Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc chống co giật cũng có thể ảnh hưởng tới tâm trạng, làm tăng nguy cơ trầm cảm. Nhất là barbiturate có nguy cơ gây trầm cảm nhiều nhất trong tất cả các loại thuốc chống động kinh. Vì vậy, nếu nghi ngờ thuốc chống động kinh tác động xấu đến tâm trạng của bạn, hãy trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh liều hoặc đổi sang một loại thuốc khác.

- Yếu tố tâm lý tiêu cực: Khó có thể diễn tả hết tâm trạng của người bệnh khi phải đối diện với bệnh lý mạn tính như động kinh. Ánh mắt kỳ thị của mọi người, mặc cảm và nỗi thất vọng về bệnh tật có thể dẫn đến cảm giác buồn bã, lo lắng, xấu hổ, thậm chí tức giận. Những cảm xúc tiêu cực này kéo dài có thể gây trầm cảm.

Điều trị trầm cảm ở những người bị bệnh động kinh như thế nào?

Thuốc điều trị

Thuốc được chỉ định sẽ căn cứ vào triệu chứng bệnh cụ thể, bởi vậy tuyệt đối không nên tăng, giảm liều nếu không được sự đồng ý của bác sĩ. Ngoài ra, bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên về việc thay đổi lối sống, tâm lý trị liệu, sử dụng sản phẩm hỗ trợ… để tăng hiệu quả kiểm soát bệnh.

Điều chỉnh lối sống

- Tập thể dục điều đặn: Tập thể dục có thể kích thích sản sinh các hoạt chất trong não chống lại trầm cảm, cải thiện tâm trạng của bạn cũng như là hình thức để bạn gặp gỡ mọi người nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn nên chọn những môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, thiền, yoga, hạn chế đi bơi, leo núi bởi có thể gặp nguy cơ bị tai nạn nặng khi tham gia những hoạt động này.

Tập thể dục đều đặn rất tốt cho người bệnh động kinh

- Ăn chế độ ăn cân bằng: Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp đảm bảo lượng năng lượng cho cả ngày hoạt động cũng như tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn cũng như giảm nguy cơ co giật. Theo các nhà khoa học, bạn nên hạn chế caffein (trong cà phê, nước giải khát,…)

- Ngủ đủ giấc, đúng giờ mỗi đêm: Nên giữ cho phòng ngủ yên tĩnh và tối, đảm bảo bạn có thể ngủ ngon. Rối loạn giấc ngủ có thể gây chán nản, mệt mỏi vào ngày hôm sau cũng như kích hoạt cơn động kinh xảy ra nhiều hơn.

- Không uống rượu bia: Đồ uống có cồn gây kích thích não bộ, làm tổn thương tế bào thần kinh. Bạn nên tránh xa các loại đồ uống này.

Thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh

Cùng với thuốc tây điều trị, việc sử dụng các thảo dược trong đông y như Câu đằng, An tức hương hiện đang được nhiều chuyên gia đánh giá rất cao, mang lại hiệu quả tích cực trong việc kiểm soát cơn động kinh, giảm các dấu hiệu rối loạn tâm thần trong bệnh động kinh một cách an toàn, hiệu quả.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha