Vì sao đã hết bệnh nhưng trẻ bị động kinh vẫn khó hòa nhập cộng đồng?

Ngay cả khi các cơn co giật đã được kiểm soát tốt thì trẻ em bị động kinh vẫn gặp rất nhiều trở ngại trong học tập và tạo dựng các mối quan hệ bạn bè.

Ngày đăng: 06-04-2019

1,221 lượt xem

Trẻ mắc bệnh động kinh thường gặp phải những khó khăn gì?

Khả năng tiếp thu, học tập kém

Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ trẻ mắc bệnh động kinh thường có kết quả học tập không tốt , nguyên nhân của vấn đề này là do khả năng tập trung, chú ý của trẻ về một vấn đề thường không tốt

Từ đó việc theo kịp các bạn cùng trang lứa sẽ thực sự khó khăn hơn đối với trẻ. Ngoài ra khi xảy ra cơn động kinh, trẻ sẽ rất mệt mỏi và không thể ngay lập tức tham gia vào các chương trình học tập, giảng dạy giống như trẻ bình thường. Sự gián đoạn tạm thời này cũng có thể là một nguyên nhân gây nên việc trẻ bị động kinh đạt kết quả không tốt trong học tập.

Bất lợi trong giao tiếp, rối loạn hành vi, cảm xúc

 Rối loạn hành vi ở trẻ bị động kinh chính là nỗi lo ngại lớn nhất của các bậc làm cha mẹ. Trẻ bị động kinh sẽ thường gặp một số các tình trạng rối loạn về cảm xúc và hành vi. Chúng sẽ khó khăn hơn trong việc kiểm soát các cơn giận dữ của mình, chúng thường hay nổi cáu, kích động, la hét vô cớ.

Đôi khi chúng có thể chuyển đổi tâm trạng một cách nhanh chóng, mới lúc trước chúng còn đang vui vẻ, cười đùa thì ngay sau đó chúng có thể chuyển sang trạng thái buồn phiền, chán nản.

Trẻ mắc bệnh động kinh thường xuyên bị bắt nạt và cô lập

Trẻ bị động kinh khó khăn khi tạo dựng các mối quan hệ xã hội

Tình trạng bệnh động kinh kéo dài thường khiến trẻ không thể tham gia đầy đủ các trải nghiệm học tập, giải trí và xã hội. Những điều này khiến trẻ gặp khó khăn khi tạo dựng các mối quan hệ, dễ trở thành mục tiêu bị trêu chọc bởi các bạn đồng trang lứa. Khi bị cô lập, chúng lại càng ý thức tiêu cực hơn về bản thân và luôn có suy nghĩ rằng “mình là một đứa trẻ không bình thường”.

Vì sao đã kiểm soát được cơn co giật, trẻ bị động kinh vẫn khó hòa nhập cộng đồng?

Mặc dù những cơn co giật đã được kiểm soát, trẻ bị động kinh vẫn gặp phải những vấn đề khó khăn trong giao tiếp, thu nhận kiến thức cũng như kiểm soát hành vi của mình.

Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc kháng động kinh lâu dài cũng gây ra nhiều tác dụng phụ liên quan đến sự bất thường trong nhận thức, tâm thần và hành vi của trẻ.

Cần có phương pháp thích hợp cho trẻ mắc bệnh động kinh

Hướng dẫn cha mẹ cách giúp trẻ bị động kinh sớm hòa nhập cộng đồng

Do đó, cần có những phương hướng đúng đắn để có thể giúp trẻ sớm hòa nhập với cộng đồng.

- Trước tiên nhà trường và giáo viên cần có các chiến lược dạy và học để phù hợp với những đứa trẻ này, ví dụ các chương trình chuyên sâu sử dụng kỹ thuật giảng dạy lặp đi lặp lại, là cách giúp cho trẻ có thể dễ dàng tiếp thu tốt hơn. Hạn chế tối đa sự trêu trọc, bắt nạt hay cô lập, cách lý giữa những đứa trẻ. Một môi trường sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp trẻ bị động kinh có thể sớm hòa nhập với cộng đồng, thúc đẩy sự phát triển về mặt xã hội và thể chất.

- Cha mẹ cần cho con em mình đến các cơ sở y tế để đánh giá, kiểm tra về tâm lý. Nên cho trẻ tham gia vào các chương trình trị liệu hoặc giáo dục nhấn mạnh các kỹ năng xã hội và kiểm soát bản thân..

 Bên cạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và thầy thuốc, cha mẹ cũng cần kết hợp thêm những giải pháp trị bệnh động kinh hiệu quả, ngăn ngừa sự tái phát sau này. Và để có thể giảm các cơn co giật, trấn an tinh thần, hạn chế tối đa những cảm xúc nổi nóng thất thường ở trẻ, đặc biệt là các phương thuốc Đông y chứa các thảo dược quý, vốn có tác dụng rất tốt trong việc chống co giật, động kinh ở trẻ nhỏ.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha