Có nên can thiệp bằng phẫu thuật ở trẻ mắc bệnh động kinh?

Nhiều người thắc mắc có nên can thiệp bằng phẫu thuật ở trẻ mắc bệnh động kinh, cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Ngày đăng: 23-09-2022

260 lượt xem

1. Bệnh động kinh là gì?

Động kinh là căn bệnh có liên quan trực tiếp tới hệ thần kinh, cụ thể người bệnh bị tổn thương não nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới hoạt động của các tế bào não.

Mỗi khi lên cơn động kinh, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng nguy hiểm, lặp đi lặp lại,…Bên cạnh đó, bé nguy cơ bị bị mất ý thức trong khi cơn động kinh xảy ra. Đây là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, các bậc phụ huynh cần theo dõi và chăm sóc trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa biến chứng xấu hơn xảy ra.

Cha mẹ nên theo dõi trẻ nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh động kinh

Nguyên nhân chính gây động kinh ở trẻ nhỏ đó là một số bệnh liên quan tới hệ thần kinh, cụ thể như sau:

- Yếu tố di truyền: Theo các nhà khoa học, một số loại động kinh có sự liên kết với các gen cụ thể. Tuy nhiên, những gen này chỉ là yếu tố khiến người bệnh nhạy cảm hơn khi bị tác động bởi môi trường có thể gây ra những cơn động kinh. Nói một cách khác, gen chỉ là yếu tố có thể tác động chứ không phải yếu tố quyết định và chắc chắn gây bệnh.

- Chấn thương sọ não: Những tai nạn nghiêm trọng khiến cho vùng nào bị chấn thương chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh động kinh ở trẻ.

- Những bệnh gây tổn thương não: Một số trường hợp xuất hiện những khối u trong não hoặc từng bị đột quỵ, thì nguy cơ mắc bệnh động kinh là rất lớn. Tổn thương não sẽ gây rối loạn hệ thần kinh trung ương khiến hoạt động não có nhiều thay đổi và tăng nguy cơ bị động kinh.

- Một số bệnh như viêm màng não, viêm não, cấu trúc bất thường trong não không rõ nguyên nhân… cũng được cho là nguyên nhân gây bệnh.

- Chấn thương trước khi sinh: Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn non nớt và rất nhạy cảm với những tổn thương ở não. Trong trường hợp mẹ bị nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng, em bé sinh ra có nguy cơ tổn thương não… sẽ dẫn đến chứng động kinh ở trẻ sơ sinh.

- Với trẻ nhỏ, ngay cả khi sốt cao, co giật kéo dài cũng dễ tiến triển thành bệnh động kinh

- Bên cạnh đó, thói quen sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và ma túy cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh động kinh ở người lớn.

2. Gia đình cần thận trọng khi trẻ bị động kinh

Nhìn chung, trẻ bị động kinh cần được cha mẹ và mọi người xung quanh chăm sóc, để ý hơn. Khi lên cơn động kinh, bé rất dễ rơi vào trạng thái mất ý thức và có thể gặp nguy hiểm khi đang tham gia giao thông hoặc ở những khu vực núi cao, sông nước,…Chính vì thế, người lớn cần để mắt tới con để tránh những tai nạn không mong muốn xảy ra.

Bệnh động kinh là nguyên nhân khiến bé phát triển kém hơn so với bạn bè đồng trang lứa, đặc biệt về trí tuệ, vận động. Cụ thể, bệnh nhân thường gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, trong chuyện học tập và giao tiếp với mọi người xung quanh,…

Trong một số trường hợp, trẻ phải đối mặt với các biến chứng cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Nếu cơn co giật diễn ra lâu hơn 5 phút, ba mẹ nên thận trọng, lúc này não bộ của bé có nguy cơ bị tổn thương. Trong trường hợp không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, tính mạng của bệnh nhân có thể bị đe dọa. 

Trẻ mắc bệnh động kinh nếu thường xuyên gặp hiện tượng cứng cơ, co giật cơ cũng phải thận trọng. Đây là dấu hiệu dẫn tới tình trạng đột tử mà không thể xác định nguyên nhân ở trẻ nhỏ. Thực tế, những biến chứng kể trên rất hiếm gặp nếu cha mẹ chăm sóc và điều trị cho trẻ bị động kinh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Gia đình nên thận trọng khi trẻ lên cơn động kinh

3. Cách xử trí cơn động kinh ở trẻ

- Phụ huynh không nên hốt hoảng quá mức, tránh tụ tập quá đông quanh bé.

- Bình tĩnh đặt trẻ nằm xuống, đầu hơi cao và ngiêng về một bên để tránh bị sặc đường thở.

- Nếu bé đang có thức ăn trong miệng thì nên móc ra, không cho ăn uống bất kỳ thứ gì khi trẻ đang lên cơn.

- Nới lỏng quần áo, cởi bớt khăn quàng, thắt lưng… để trẻ dễ thở. Mở cửa phòng cho không khí thoáng mát.

- Không được cố đè để kiềm chế cơn co giật; không vắt chanh vào miệng, cạo gió, cạy răng hoặc chèn muỗng đũa vào miệng trẻ.

Nên nắm được một số kĩ năng sơ cứu trẻ lên cơn động kinh khi cần thiết

- Bình tĩnh theo dõi biểu hiện cơn động kinh của trẻ là cơn co cứng hay co giật, giật toàn thân hay cục bộ, màu sắc da và môi của trẻ có tím tái không, có trợn mắt không hay mắt nhìn về một phía, đầu có quay sang một bên không, có ngừng thở trong cơn không, gọi trẻ có biết gì không…

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

4. Có nên can thiệp bằng phẩu thuật ở trẻ mắc bệnh động kinh?

Phẫu thuật điều trị động kinh có thể là một lựa chọn khi dùng thuốc không kiểm soát được các cơn co giật, một tình trạng được gọi là động kinh kháng thuốc. Mục tiêu của phẫu thuật động kinh là loại bỏ cơn động kinh hoặc hạn chế mức độ nghiêm trọng của chúng có hoặc không sử dụng thuốc.

Phẫu thuật động kinh là cắt bỏ chọn lọc một vùng bệnh lý của bộ não – vùng sinh động kinh. Đây là một phẫu thuật đòi hỏi rất nghiêm ngặt về độ chính xác và độ an toàn, chỉ có thể được thực hiện ở các trung tâm lớn chuyên sâu về ngoại thần kinh và động kinh

Ngoài các nguyên tắc cơ bản của việc cắt bỏ để bảo tồn ranh giới của não lành, việc tôn trọng các mặt phẳng giải phẫu ở cả vỏ não sâu và bề ngoài là điều cần thiết. Hướng dẫn hình ảnh hỗ trợ (navigation), kính hiển vi, máy hút siêu âm (CUSA) giúp loại bỏ mô chính xác.

Do vậy, cần cân nhắc kỹ từng trường hợp cụ thể khi chỉ định phẫu thuật. Hiện nay các nhà chuyên môn cho rằng phẫu thuật động kinh ở trẻ em nên được thực hiện càng sớm càng tốt nếu có chỉ định.

Phẫu thuật điều trị động kinh ở trẻ em 

5. Phẫu thuật động kinh gồm những loại nào?

Động kinh là do hoạt động bất thường của một số tế bào thần kinh. Loại phẫu thuật phụ thuộc phần lớn vào vị trí của các tế bào thần kinh gây ra cơn động kinh và tuổi của bệnh nhân. Các loại phẫu thuật điều trị động kinh ở trẻ em bao gồm:

- Phẫu thuật cắt bỏ: phẫu thuật động kinh phổ biến nhất, là loại bỏ một phần nhỏ của não. Bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ các mô não trong khu vực não nơi bắt đầu co giật, thường là vị trí của khối u, chấn thương não hoặc dị tật. Phẫu thuật cắt bỏ thường được thực hiện trên một trong các thùy thái dương, một khu vực kiểm soát trí nhớ thị giác, hiểu ngôn ngữ và cảm xúc.

- Liệu pháp nhiệt kẽ bằng laser (LITT): là một phẫu thuật ít xâm lấn, sử dụng tia laser để xác định và phá hủy một phần nhỏ mô não. Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) được sử dụng để định hướng cho phẫu thuật viên.

- Kích thích não sâu: là việc sử dụng một điện cực - được cấy vĩnh viễn vào sâu bên trong não - để định kỳ giải phóng các tín hiệu điện, làm gián đoạn hoạt động bất thường gây co giật. Thủ thuật này cũng được định hướng bằng MRI. Máy phát xung điện được cấy vào ngực.

- Phẫu thuật cắt bỏ thể chai: là một phẫu thuật để cắt đứt - hoàn toàn hoặc một phần - bó dây thần kinh nối giữa bên phải và bên trái của não (thể chai). Phương pháp này thường được sử dụng với trẻ em trải qua hoạt động não bất thường lan từ một bên não sang bên kia

- Cắt bán cầu: là một thủ tục để loại bỏ một bên (bán cầu) của nếp chất xám của não (vỏ não). Phẫu thuật này thường dành riêng cho trẻ em bị động kinh bắt nguồn từ nhiều vị trí trong một bán cầu, thường là kết quả của một tình trạng hiện tại khi sinh hoặc trong giai đoạn sớm.

- Phẫu thuật cắt bán cầu chức năng: cũng được sử dụng chủ yếu ở trẻ em, là phần dưới của bán cầu gây co giật để cắt đứt các kết nối của nó với hệ thần kinh của cơ thể mà không cần loại bỏ mô não thực sự.

Cần khám sàng lọc thật cẩn thận trước khi quyết định mổ điều trị động kinh

6. Phẫu thuật động kinh có nguy hiểm không?

Các khu vực khác nhau của não kiểm soát các chức năng khác nhau. Do đó, rủi ro từ phẫu thuật cũng tùy thuộc vào vị trí và loại phẫu thuật. Ê-kíp phẫu thuật sẽ giải thích các rủi ro cụ thể, cũng như các chiến lược sử dụng để giảm nguy cơ dẫn đến kết quả bất lợi.

Các rủi ro từ phẫu thuật điều trị động kinh ở trẻ em có thể gặp đó là:

- Các vấn đề về bộ nhớ và ngôn ngữ, ảnh hưởng đến khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ của người bệnh

- Suy giảm thị lực

- Trầm cảm hoặc thay đổi tâm trạng

- Đau đầu

- Đột quỵ

7. Phẫu thuật động kinh mang lại hiệu quả như thế nào?

Các kết quả của phẫu thuật động kinh sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại phẫu thuật được thực hiện. Kết quả dự kiến là có thể kiểm soát co giật bằng thuốc.

Phẫu thuật cắt bỏ là thủ thuật phổ biến nhất và được các bác sĩ nắm rõ nhất giúp 2/3 số người bệnh phẫu thuật chấm dứt được các cơn động kinh. Nghiên cứu cho thấy nếu không bị động kinh trong năm đầu tiên sau phẫu thuật cắt bỏ và có dùng thuốc điều trị động kinh thì khả năng khỏi bệnh sau hai năm là 87 – 90%. Nếu không tái động kinh trong hai năm, khả năng là 95% sau 5 năm, và 82% sau 10 năm.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha