Các hội chứng thường gặp ở trẻ mắc bệnh động kinh

Cha mẹ cần theo dõi và tìm hiểu các hội chứng thường gặp ở trẻ mắc bệnh động kinh để có hướng điều trị tốt nhất.

Ngày đăng: 01-12-2022

342 lượt xem

Các hội chứng thường gặp ở trẻ mắc bệnh động kinh

1. Hội chứng Landau-Kleffner

Hội chứng Landau-Kleffner còn được gọi là chứng ‘’Động kinh mất ngôn ngữ trong thời thơ ấu ", đây là một dạng rối loạn hiếm gặp xuất hiện ở trẻ từ 3-7 tuổi, lứa tuổi đang bắt đầu phát triển nhận khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ. Biểu hiện của bệnh động kinh ở trẻ nhỏ dạng hội chứng Landau-Kleffner thường dễ nhận biết cho nên cha mẹ cần điều trị kịp thời nếu phát hiện ra bệnh tình của trẻ.

Hội chứng Landau-Kleffner gây ra nhiều biểu hiện động kinh ở trẻ em

Biểu hiện động kinh ở trẻ dạng hội chứng Landau-Kleffner:

Ở mỗi trẻ sẽ có những triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy vào mứa độ của bệnh và cơ địa của trẻ, nhưng nhìn chung vẫn có một số dấu hiệu thường gặp như:

- Lên cơn động kinh và co giật ngắn trong khi trẻ ngủ, trong đó tần suất 59% là động kinh cục bộ, 39% là cơn toàn thể co cứng co giật và 15% là cơn vắng ý thức không điển hình. Các cơn nhỏ như cử động giật cơ mí mắt, nháy mắt, gục đầu, những cơn mất trương lực chi trên, động kinh toàn thể dạng co cứng cũng được ghi nhận.

- Rối loạn hành vi và cảm xúc như gây hấn, lo âu, tăng động, giảm sự tập trung - chú ý, tự kỉ, tránh tiếp xúc với người lạ, tiếp thu chậm.

- Trẻ đột nhiên không hiểu những gì quen thuộc trước đó trong lời nói, dấu hiệu bị điếc, gọi không nghe, không trả lời. Sau một thời gian có biểu hiện bất thường, trẻ bị ảnh hưởng khi nói chuyện, thậm chí là không còn khả năng giao tiếp.

Hội chứng Landau-Kleffner thường xảy ra trong giấc ngủ

Cơn co giật thường xuất hiện từ 4-10 tuổi và trong phần lớn các trường hợp sẽ biến mất trước 15 tuổi. Tuy nhiên, khả năng mất ngôn ngữ vĩnh viễn sẽ xảy ra nếu trẻ không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân của bệnh động kinh ở trẻ nhỏ dạng hội chứng Landau-Kleffner là vô căn, chưa được xác định. Một số do yếu tố thứ phát như: u não biệt hóa thấp, các tổn thương não kín, bệnh lý thoái hóa myelin và viêm mạch máu của hệ thần kinh trung ương.

Phương pháp chuẩn đoán và điều trị biểu hiện của bệnh động kinh ở trẻ nhỏ dạng Landau Kleffner là gì?

Để chuẩn đoán chính xác bệnh thường dựa trên biểu hiện bên ngoài, bên cạnh đó đo điện não đồ để phát hiện động kinh cũng là cách được áp dụng nhiều nhất.

Biểu hiện của bệnh động kinh ở trẻ nhỏ dạng Landau Kleffner đáp ứng tốt với các thuốc chống động kinh như Valproate, Diazepam, Ethosuximide, Clobazam và Clonazepam, Lamotrigine, Sultiame, Felbamate, Vigabatrin, Levetiracetam, Nicardipine. Tuy nhiên, những loại thuốc này không có hiệu quả chống lại các rối loạn ngôn ngữ, trừ thuốc Steroid có thể cải thiện cả điện não đồ có sóng động kinh và ngôn ngữ.

Trong những trường hợp kháng với thuốc, trẻ được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ khu vực não bị tổn thương. Bên cạnh đó, những bài thuốc đông y để hổ trợ tăng tuần hoàn não và bồi bổ thần kinh cũng là cách phổ biến nhằm điều trị bệnh cho trẻ.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

2. Hội chứng West

Hội chứng West hay còn được gọi là chứng co thắt ở trẻ sơ sinh (Infantile spasms), là dạng bệnh bí ẩn nhất trong tất cả các thể động kinh ở trẻ em, được mô tả lần đầu tiên vào năm 1941 bởi Tiến sĩ William James West. 2/3 số trẻ mắc bệnh có thể dó tổn thương não bộ trước, trong, sau khi sinh, dị tật não bẩm sinh, u não, nhiễm trùng thần kinh trung ương,… nhưng đa số trẻ mắc bệnh chưa tìm ra nguyên nhân.

Đặc điểm nhận biết biểu hiện của bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh dạng hội chứng West là gì?

Biểu hiện của bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh dưới dạng hội chứng West được xếp vào loại động kinh toàn thể thứ phát. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh đến 1 tuổi, chiếm tỉ lệ khoảng 3% động kinh ở trẻ sơ sinh, thường xuất hiện ở bé trai nhiều hơn bé gái. Việc điều trị bệnh kịp thời là rất cần thiết nhằm hạn chế biến chứng khi trẻ khi trưởng thành.

Lâm sàng của bệnh là các cơ của bé dường như co thắt đột ngột khiến đầu cúi gập xuống, hai tay hất lên, đầu gối cũng co lại và cơ thể uốn cong về phía trước. Sau đó, gần như ngay lập tức các cơ lại giãn ra, cơ thể bé lại trở về trạng thái bình thường. Hiện tượng này thường lặp lại khoảng 10 - 20 lần liên tục trong thời gian 2 - 3 phút và một ngày có thể có nhiều đợt co thắt như vậy xảy ra.bChứng co thắt không gây ra đau đớn nhưng trẻ có thể khóc vì những động tác bất ngờ có thể làm chúng bị giật mình.

Hội chứng động kinh West thường thấy ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện của bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh dạng hội chứng West chủ yếu xảy ra khi trẻ tỉnh giấc.Tuy nhiên, nếu chứng co thắt trẻ sơ sinh không điều trị sớm, trẻ thường sẽ bị khuyết tật phát triển cả về thể chất và trí tuệ hoặc có thể dẫn đến tự kỷ khi lớn lên.

Đôi khi trẻ sẽ mất đi cả những kỹ năng như ngồi, bò hoặc tập nói…Ngoài ra, biểu hiện của bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh dạng hội chứng West có thể phát triển thành thể khác như hội chứng Lennox-Gastaut.

Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị biểu hiện của bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh dạng hội chứng West?

Để chuẩn đoán bệnh thường không quá khó khăn và dựa trên 3 yếu tố quan trọng là biểu hiện, lứa tuổi và kết quả đo điện não đồ. Điều khó khăn nhất là tìm ra nguyên nhân gây bệnh để điều trị bệnh dứt điểm.

Tuy nhiên việc lựa chọn thuốc điều trị cũng hơi khác biệt so với những thể động kinh khác. Các thuốc kháng động kinh thông dụng như Phenobarbital, Phenytoin… rất hiếm khi có tác dụng trẻ mắc bệnh mà chỉ có 2 loại thuốc được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuân để điều trị cho trẻ có biểu hiện của bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh hội chứng West là Hormon vỏ thượng thận (ATCH) và Vigabatrin (Sabril).

Đây là những loại thuốc tây y đáp ứng khá tốt với trẻ, nhìn chung ít tác dụng phụ nhưng lại có một tác dụng phụ rất nguy hiểm đối với trẻ em đó là giảm thị lực vĩnh viễn.

Ngoài ra, trẻ có thể được chỉ định phẫu thuật não, hoặc thực hiện chế độ ăn Ketogenic và phải được sự giám sát chặt chẽ của chuyên gia y tế, chỉ có khoảng 30% trẻ đáp ứng được với cách điều trị trên.

Nếu cha mẹ của trẻ muốn tìm ra giải pháp an toàn mag hiệu quả lâu dài có thể tham khảo thêm những bài thuốc từ đông y gia truyền điều trị động kinh giúp điều trị biểu hiện của bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh dạng hội chứng West. Những vị thuốc này không chỉ làm giảm tần suất cơn động kinh mà còn ngăn ngừa bệnh tiến triển thành nhiều dạng khác cũng như hạn chế ảnh hưởng đến trí tuệ và thể chất của trẻ.

3. Hội chứng Lennox Gastaut 

Hội chứng Lennox - Gastaut là hội chứng động kinh hiếm gặp, khởi phát ở trẻ từ 2 - 6 tuổi và kéo dài cho đến khi trưởng thành.Mặc dù chỉ chiếm từ 2 – 5% tổng số những người mắc bệnh động kinh nhưng hội chứng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Nhiều trường hợp trẻ rơi vào tình trạng nguy hiểm khi lên cơn, nếu không được phát hiện và giúp đỡ có thể đe dọa tính mạng. Vì vậy, cha mẹ cần có những hiểu biết cần thiết về hội chứng này để giúp con chung sống hòa bình với bệnh.

Hội chứng Lennox Gastaut là hội chứng động kinh nguy hiểm

Bệnh động kinh ở trẻ nhỏ Hội chứng Lennox Gastaut(LGS)  là một trong những loại bệnh động kinh nghiêm trọng nhất ở trẻ em. Bệnh tiến triển do trẻ mắc hội chứng West mà không được điều trị. Nó chiếm  3 -10% của tất cả các loại động kinh thời thơ ấu và thường phát triển trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi.

Nguyên nhân gây ra  biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ nhỏ dạng hội chứng Lennox Gastaut thường không được xác định, ngoài ra Lennox Gastaut có thể sinh ra do các yếu tố: dị tật phát triển của não bộ, bệnh não như xơ cứng củ,chấn thương não liên quan đến vấn đề mang thai và  khi sinh nở, nhiễm trùng não nghiêm trọng như viêm màng não hoặc nhiễm toxoplasma.  Nói chung, LGS xảy ra ở trẻ em từ độ tuổi từ 2 và 6, nhưng nhiều trường hợp trẻ có thể bị bệnh trước 2 tuổi.

Chế độ ăn rất quan trọng trong điều trị bệnh động kinh

Trẻ em gặp phải hội chứng Lennox - Gastaut thường xuyên gặp phải những cơn co giật nặng, đồng thời mắc kèm một trong những thể động kinh sau:

- Nhược cơ: Trẻ đột ngột mất trương lực cơ, ngã khụy xuống đất và có thể kèm theo giật cơ. Những cơn động kinh này thường ngắn, chỉ kéo dài trong vòng vài giây.

- Co cứng cơ: Diễn ra trong vài giây tới một phút, thường xảy ra khi trẻ đang ngủ. Thể động kinh này khiến cơ bắp của trẻ co cứng lại, có thể gây té ngã nếu xảy ra vào ban ngày.

- Vắng ý thức: Trẻ có thể nhìn chằm chằm một cách vô thức về phía trước hoặc giật đầu hay nháy mắt nhanh.

Trong một số trường hợp, lần khởi phát đầu tiên của hội chứng Lennox – Gastaut là cơn động kinh kéo dài trong khoảng 30 phút hoặc các cơn co giật xảy ra liên tiếp nhau nhưng giữa các cơn trẻ không hồi phục ý thức.Đây được gọi là trạng thái động kinh, cần cấp cứu kịp thời để bảo đảm tính mạng cho trẻ.

Ngoài ra, trẻ gặp phải hội chứng này thường chậm phát triển và gặp khó khăn trong việc học tập cũng như xử lý thông tin. Một số trẻ còn có vấn đề trong hành vi và ứng xử. Lennox Gastaut ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ với mức độ khác nhau, một số trẻ sẽ lệ thuộc vào người chăm sóc hầu hết các sinh hoạt hàng ngày.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha