Phân biệt việc dùng thuốc co giật do sốt và co giật do động kinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây co giật ở trẻ em nhưng thường gặp nhất là co giật do sốt và co giật do bệnh động kinh.

Ngày đăng: 16-06-2018

1,281 lượt xem

Phân biệt cơn co giật do sốt và co giật do bệnh động kinh ở trẻ em

Co giật do sốt cao là một tình trạng rất thường gặp ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi. Sốt cao co giật có những điểm giống và khác nhau so với bệnh động kinh, vì vậy các bố mẹ cần phải phân biệt được hai tình trạng này để có hướng điều trị và dùng thuốc phù hợp.

Cơn co giật do sốt chỉ xuất hiện khi thân nhiệt của trẻ tăng cao, thường trên 40 độ C, thời gian diễn ra rất ngắn và sẽ không để lại biến chứng nếu chỉ xuất hiện 1 hoặc 2 lần. Tuy nhiên, nếu có tiền sử sốt co giật lần đầu thì nguy cơ tái phát sẽ rất cao ngay cả khi thân nhiệt của trẻ ở mức 38 hoặc 39 độ C.

Trái lại, ở trẻ mắc bệnh động kinh, đại đa số các cơn co giật xảy ra đột ngột, bất thường khi trẻ không bị sốt, biểu hiện cơn có tính chất định hình, giống nhau qua các lần và lặp lại theo chu kỳ nhất định.

Thuốc chống co giật do sốt ở trẻ em

Nguyên tắc cơ bản đầu tiên để làm giảm các cơn co giật do sốt là tìm cách hạ sốt nhanh chóng cho trẻ và không để trẻ bị sốt lên quá cao, cần chườm mát, nới lỏng quần áo, để trẻ ở phòng thoáng khí.

Nếu trẻ sốt trên 38.5 cần cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt. Paracetamol được xem là loại thuốc hạ sốt an toàn nhất hiện nay và được sử dụng rộng rãi cho trẻ em, thuốc có thể được dùng qua đường uống hoặc dùng viên đạn đặt hậu môn.. Nếu tình trạng co giật không được kiểm soát thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Cần sử dụng thuốc hạ sốt phổ biến khi trẻ bị sốt cao co giật

Thuốc chống co giật ở trẻ em do bệnh động kinh

Việc sử dụng thuốc điều trị co giật do bệnh động kinh ở trẻ em cần phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Dựa trên mức độ nghiêm trọng của co giật và dạng bệnh động kinh trẻ mắc phải, bác sĩ sẽ cho trẻ loại thuốc điều trị và liều lượng phù hợp.

Một số loại thuốc chống co giật thường dùng trong điều trị bệnh động kinh cho trẻ bao gồm:

Phenobarbital: là một trong những loại thuốc chống co giật được sử dụng phổ biến nhất cho trẻ em, dùng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng điều trị là kích động, hung hăng, rối loạn chức năng nhận thức ở trẻ em và còi xương.

Valproic acid: có hiệu quả trong điều trị nhiều dạng co giật động kinh ở trẻ em. Thuốc có thể gây buồn ngủ, rối loạn tiêu hoá (thường gặp trong giai đoạn đầu điều trị), tăng cân do tăng cảm giác ngon miệng, thèm ăn); viêm gan, suy gan nặng.

Phenytoin: là loại thuốc được dùng hàng ngày để chống co giật do động kinh cho trẻ, hoặc được tiêm tĩnh mạch trong trường hợp cấp cứu để ngăn chặn một cơn động kinh liên tục. Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là yếu xương, phát ban, buồn nôn và mất ngủ.

Carbamazepine: thường được dùng trong điều trị động kinh cục bộ. Thuốc không gây mất ngủ nên thường được sử dụng ưu tiên cho trẻ trong độ tuổi đi học. Tuy nhiên, khi dùng thuốc dài ngày có thể gây giảm bạch cầu khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng.

Nhìn chung tất cả những loại thuốc chống co giật từ Tây y đều có thể gây ra các tác dụng không mong muốn cho trẻ khi sử dụng dài ngày hoặc sử dụng không đúng cách, do đó khi dùng phải hết sức thận trọng và tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Các phương thuốc Đông y chữa co giật do động kinh đang được tin dùng

Do đó, các phương thuốc Đông y  giúp ngăn ngừa và làm giảm các cơn co giật, động kinh do mọi nguyên nhân cho trẻ hiệu quả và an toàn, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào bất lợi cho trẻ khi sử dụng lâu dài đang được ưa chuộng. Bệnh nhân có thể tham khảo và lựa chọn kết hợp, thay thế thuốc chống co giật ở trẻ, giúp con sớm kiểm soát bệnh, nhanh hồi phục sức khỏe.

CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha