Chẩn đoán động kinh và cách chữa khỏi bệnh

Động kinh đang là một căn bệnh đe dọa đến chất lượng cuộc sống của người bệnh lẫn người thân xung quanh họ. Vì vậy biết cách chẩn đoán động kinh sớm, cũng như tìm ra phương pháp chữa khỏi bệnh sẽ giúp người bệnh có cuộc sống thoải mái, tốt lành hơn. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về các biện pháp chẩn đoán động kinh và cách chữa khỏi bệnh có tỉ lệ thành công cao hay không.

Ngày đăng: 15-11-2020

671 lượt xem

Điều kiện cần trong chẩn đoán bệnh động kinh

Các cơn co giật xuất hiện bất ngờ;

- Điện não đồ có sự thay đổi đặc trưng;

- Có nhiều biểu hiện về tâm thần, thần kinh khu trú tồn tại sau các cơn say, sau khi sử dụng chất kích thích.

Động kinh là gì?

Động kinh là tên gọi của tất cả các căn bệnh gây nên tình trạng co giật ở người, các cơn co giật này xuất hiện hơn 2 lần mới được xem là người mắc bệnh động kinh.

Cơn động kinh gây co giật sẽ làm rối loạn hệ thống thần kinh trung ương, nặng có thể gây mất ý thức và bất tỉnh. Hiện nay, động kinh phổ biến nhất ở trẻ em, nhưng con số bệnh nhân cao tuổi đang tăng dần. Theo số liệu thống kê tại Mỹ, nước này có tổng số bệnh nhân động kinh chiếm 0,5% dân số.

Theo đó, động kinh xuất hiện bởi một vùng, một bán cầu hoặc toàn bộ hai bên não bị tổn thương, chấn thương do cấu tạo, gen hay bởi tai nạn, tác động lực từ bên ngoài. Bên cạnh đó, các bệnh về virus như viêm não, viêm màng não cũng là nguyên nhân gây nên động kinh.

Động kinh triệu chứng

Động kinh triệu chứng được hiểu nôm na chính là, các cơn co giật không xuất hiện độc lập mà là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm khác. Đây là loại động kinh xuất hiện nhiều ở người trưởng thành, đa phần đều xuất phát bởi nguyên nhân sau đây:

- Người có dị tật bẩm sinh về cấu trúc não bộ.

- Trẻ nhỏ bị chấn thương từ khi còn là thai nhi nằm trong bụng mẹ bởi sức khoẻ của mẹ, các va đập mạnh.

- Người bị rối loại chuyển hoá các chất như canxi, kali, hạ đường huyết đột ngột, rối loạn axit phenylpyruvic niệu…

- Sốc vì bỏ rượu, cai nghiện thuốc lá, cai bia…

- Bệnh nhân suy thận, suy gan, rối loạn chức năng chuyển hoá chất trong cơ thể.

- Bệnh nhân ung thư não, có khối u trên não.

- Bệnh nhân nhiễm virus, viêm não, viêm não Nhật Bản…

- Người sốt cao thường xuyên nhưng không hạ sốt đúng cách làm xuất hiện các cơn co giật.

- Người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer’s, tình trạng động kinh này xuất hiện rất muộn và khó điều trị.

- Người đang điều trị chứng áp xe não, tiêu sạn trong năm đầu tiên

Phân loại động kinh

Động kinh cục bộ

Động kinh cục bộ được chia thành hai nhóm là nhẹ và nặng với mức độ co giật khác nhau. Động kinh cục bộ nặng có dấu hiệu tương đương với động kinh toàn thể và vô cùng nguy hiểm đối với người bệnh.

Trong đó, động kinh cục bộ là tình trạng co giật xuất hiện bởi một phần, một khu vực, một bên bán cầu não bị tổn thương. Lúc lên cơn co giật, người bệnh vẫn kiểm soát được ý thức, vẫn có khả năng ghi nhớ, không bị té ngã và rất nhanh chóng lấy lại trạng thái bình thường.

Cơn động kinh cục bộ đơn thuần

Đây được xem là tình trạng động kinh cục bộ ở mức độ nhẹ và vừa phải, không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường ngày. Khi phát bệnh, người bệnh sẽ gặp tình trạng co giật ở một bên chi, một nhóm cơ nhất định, ý thức, thị giác, vị giác vẫn ở mức độ bình thường và kiểm soát tốt.

Cơn động kinh cục bộ phức tạp

Theo nhiều nghiên cứu, cơn động kinh cục bộ phức tạp có triệu chứng giống với động kinh toàn thể nên việc phân biệt khá khó khăn. Khi xuất hiện co giật, người bệnh có thể rối loạn ý thức trước, trong hoặc sau cơn động kinh. Nặng nhất, người bị động kinh dạng này có thể té ngã, sùi bọt mép, co giật nhịp nhàng, cắn chặt răng…

Động kinh toàn thể

Động kinh toàn thể cũng được chia ra thành nhiều dạng khác nhau, nguyên nhân vẫn là do toàn bộ phần não bị tổn thương dẫn đến các biểu hiện co giật rất nghiêm trọng.

Cơn vắng ý thức (cơn nhỏ):

Người mắc động kinh ở dạng cơn vắng ý thức sẽ xuất hiện bất chợt, không thể kiểm soát các vấn đề như giật cơ nhẹ, tăng trương lực, mất trương lực, đái dầm…

Cơn vắng ý thức không điển hình

Co giật sẽ xuất hiện chậm, từ từ chứ không nhanh như các cơn vắng ý thức nhỏ.

Cơn giật cơ

Tình trạng co giật các nhóm cơ cùng lúc, diễn ra nhanh và không thể kiểm soát.

Cơn co cứng - co giật (cơn lớn)

Đây là dạng động kinh nguy hiểm nhất, dấu hiệu nặng nề nhất đối với những người nhân mắc chứng bệnh này. Trước khi bắt đầu co giật, bệnh nhân sẽ mất ý thức đột ngột, người co cứng, té ngã, có thể ngừng thở hoặc hô hấp khó khăn.

Sau đó khoảng 1 phút, các cơn co giật mạnh theo nhịp sẽ xuất hiện làm bệnh nhân tốn rất nhiều sức lực, dễ bất tỉnh. Co giật có thể kéo dài đến 3 phút, trong lúc này tim đập nhanh, huyết áp thay đổi thất thường, răng cắn chặt, có thể ỉa đùn, đái dầm… Một số trường hợp sau khi động kinh co giật có thể tỉnh táo sau cơn bất tỉnh nhưng một số có thể gặp co giật trở lại.

Cơn tăng trương lực, cơn giật cơ, cơn mất trương lực

Tình trạng động kinh này xuất hiện chủ yếu ở trẻ em, thường mất kiểm soát khả năng cầm nấm, co giật hai bên tay.

Các cách chẩn đoán động kinh chính xác nhất

 

Lợi ích của điện não đồ trong chẩn đoán động kinh

Bằng các điện cực đặt ở da đầu, điện não đồ (EEG) là ghi lại các hoạt động điện sinh học của não. Điện cực kim loại gắn với da ở bên ngoài đầu làm thay đổi các hoạt động điện thành mô hình, được gọi là các sóng não. Các sóng não được ghi lại bởi máy đa âm. Một hoạt động điện não đồ cơ bản mất khoảng 45 phút, có thể từ 30 phút đến 90 phút.

Điện não đồ có vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh động kinh

Phương pháp đo điện não đồ giúp người bệnh tìm ra những sóng điện não bất thường trong một số bệnh lý về thần kinh. Các mẫu sóng não sẽ được kiểm tra và theo dõi để tìm ra các mẫu sóng bất thường dẫn tới co giật và các vấn đề khác. Từ các sóng điện não trong quá trình đo điện não đồ, có thể chẩn đoán động kinh...từ đó để đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Đặc biệt, đối với động kinh nguyên phát hoặc động kinh căn nguyên ẩn, điện não đồ chứng tỏ giá trị hơn hẳn so với các phương pháp hình ảnh học. Trong một số trường hợp, chính các bất thường trên điện não đồ là dấu hiệu gợi ý dẫn đến chỉ định chẩn đoán hình ảnh học. Nhiều khi có nhiều ổ tổn thương trong não, điện não đồ có thể giúp người thầy thuốc khu trú được ổ tổn thương nào là chủ yếu gây ra động kinh.

Không những vậy, điện não đồ còn đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán những trạng thái động kinh không co giật. Trong một số trường hợp khó xác định các triệu chứng lâm sàng, điện não đồ giúp phân biệt giữa một cơn vắng và một cơn động kinh cục bộ phức tạp.

Chẩn đoán hình ảnh

Có hai hình thức chụp ảnh não bộ là CT scan và chụp MRI, cho ra ảnh và bác sĩ sẽ nhìn vào ảnh để chẩn đoán động kinh. Từ hình ảnh não bộ bị chấn thương, bác sĩ sẽ tìm ra được bệnh nhân đang mắc động kinh khu trú hay toàn thể để tìm ra phương án điều trị hợp lý, hiệu quả nhất.

Phương pháp chẩn đoán này được khuyến khích sử dụng cho nhóm bệnh nhân xuất hiện cơn động kinh lần đầu hoặc lần thứ 2. Bằng cách này mọi người có thể nhìn thấy rõ hơn vùng trung ương thần kinh bị chấn thương dẫn đến co giật. Đối với các bệnh nhân động kinh sau 30 tuổi, các chuyên gia cho rằng ung thư não, u não chính là nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao.

Các xét nghiệm cận lâm sàng

Đối với các bệnh nhân động kinh từ 10 tuổi trở lên, các bác sĩ lại khuyến khích chẩn đoán thông qua các xét nghiệm cận lâm sàng. Cụ thể, bệnh nhân sẽ được thực hiện kiểm tra công thức máu, đường máu, chức năng các cơ quan như gan, thận, phân tích huyết thanh, chẩn đoán giang mai.

Bên cạnh đó, một số xét nghiệm sinh hoá cũng như huyết học cũng là phương pháp chẩn đoán động kinh hiệu quả. Phương pháp này có ưu điểm là vừa chẩn đoán chính xác nguyên nhân vừa theo dõi được quá trình điều trị sau này.

Ngoài ra, chạy điện não đồ để tìm ra các phản ứng sai lệch của tín hiệu truyền tải thông qua dây thần kinh cũng là cách mà chuyên gia thực hiện để tìm ra nguyên nhân gây động kinh.

Theo các chuyên gia, kiểm tra, xét nghiệm cận lâm sàng để phân loại động kinh rất quan trọng. Quá trình này quyết định phương pháp điều trị, mà chọn đúng cách mới đưa ra hiệu quả phù hợp.

Chẩn đoán phân biệt một số bệnh lý với bệnh động kinh

Chẩn đoán phân biệt với cơn động kinh cục bộ

Đầu tiên, cơn nhồi máu não thoáng qua với cơn động kinh được xem là có nhiều biểu hiện giống nhau. Để phân biệt giữa hai tình trạng này, bạn nên lưu ý đến thời gian phát bệnh. Theo đó, thời gian của cơn nhồi máu thoáng quá sẽ kéo dài hơn cơn động kinh cục bộ rất nhiều.

Bên cạnh đó, cơn nhồi máu não thoáng qua sẽ làm bệnh nhân bị mất cảm giác, mất khả năng vận động linh hoạt, chẳng hạn như phản xạ yếu, tê bì tay chân. Trong khi đó, động kinh cục bộ lại suy giảm về các khả năng dị cảm.

Chẩn đoán phân biệt với cơn động kinh toàn thể

Cơn ngất

Theo nghiên cứu, hiện tượng bất tỉnh hay còn gọi là ngất xỉu ở người thường xuất hiện do thay đổi tư thế, sang chấn tâm lý, quá đau đớn, căng thẳng quá mức, sốc… Trong khi đó, ngất xỉu do động kinh lại xuất hiện sau các cơn co giật, co cứng liên tục khoảng1 – 3 phút. Ngoài ra, trước khi bất tỉnh bình thường, người bệnh sẽ tái nhợt, mặt thiếu sức sống, mệt mỏi, còn ngất do động kinh có thể kéo dài đến 3 giờ đồng hồ liên tục.

Rối loạn nhịp tim

Động kinh gây rối loạn nhịp tim nghiêm trọng và rất nguy hiểm đối với người mắc, để phân biệt giữa người bị tim và người bệnh động kinh, bác sĩ sẽ sử dụng đến phương pháp chẩn đoán bằng điện tâm đồ.

Nhồi máu thân não

Khi xuất hiện tình trạng nhồi máu thân não, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nửa đầu, đầu một vùng nhỏ ở đầu và các động mạch thân nền, mạch máu động mạch thân nền bị tác động trực tiếp. Trong khi đó, động kinh gây nhồi máu thân não nhẹ hơn.

Giả động kinh

Đây là tình trạng cơ thể bắt chước theo các cơn co giật trong động kinh bởi các phản ứng kiểu hysteria. Một số bệnh nhân mắc hội chứng này thường xuất hiện co giật y chang với bệnh nhân động kinh bởi tổn thương não.

Đa phần các nhóm người này đều sinh ra trong gia đình có người thân bị động kinh. Nguyên nhân xuất phát từ vấn đề tâm lý.Phải sử dụng nhiều phương pháp chẩn đoán mới có thể kết luận chính xác được bệnh nhân đang mắc động kinh thật hay chỉ là phản ứng giả động kinh do sang chấn tâm lý. Căn bệnh này có phương pháp điều trị thiên về tâm lý xã hội.

Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh động kinh

Đầu tiên, với các cơn động kinh tái phát liên tục, mấu chốt của vấn đề sẽ là ngăn chúng xuất hiện càng lâu càng tốt bằng nhiều phương pháp khác nhau. Theo đó, một bệnh nhân đẩy lùi được các cơn co giật ít nhất 2 năm, an toàn nhất là 3 năm thì mới xem là điều trị thành công.

Đa phần các bệnh nhân động kinh đều phải điều trị bằng thuốc, thuốc phải sử dụng đều đặn theo thời gian biểu được y bác sĩ kê sẵn mà không được lơ là. Vì chỉ một khoảng thời gian ngắn bỏ thuốc, các cơn động kinh có thể tái phát với tình trạng nặng và khó kiểm soát hơn.

Hiện nay, các chuyên gia đều khuyến khích bệnh nhân điều trị động kinh chỉ nên sử dụng những loại thuốc được sự cho phép lưu hành bởi Bộ Y tế, được cấp giấy phép và bảo vệ bởi pháp luật.

Khi nào dừng thuốc chống động kinh:

Như đã đề cập đến, chỉ khi cơn co giật không còn xuất hiện ít nhất 2 năm, an toàn nhất là 3 năm thì bệnh nhân mới được phép dừng dùng thuốc kháng động kinh. Theo đó, thời gian đầu, người bệnh cũng phải được theo dõi bởi bác sĩ sau khoảng 3 tháng đến nửa năm để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp bệnh nhân động kinh dù đã đảm bảo yêu cầu nhưng sau khi dừng thuốc các cơn co giật lại quay trở lại khá thường xuyên. Vì vậy, điều trị bệnh động kinh cần thời gian, sự kiên trì từ phía người bệnh lẫn đội ngũ y bác sĩ.

Điều trị bằng phẫu thuật

Sau khi sử dụng thuốc một thời gian dài nhưng co giật vẫn xuất hiện mà không hề thuyên giảm, người bệnh phải tìm đến phương pháp phẫu thuật để điều chỉnh, loại bỏ phần não bị tổn thương. Phương pháp này được xem là rất nguy hiểm và phải trải qua nhiều cuộc xét nghiệm kiểm tra trong thời gian dài.

Theo đó, bệnh nhân động kinh phải đảm bảo yêu cầu là vùng não tổn thương sau khi loại bỏ không gây ảnh hưởng đến bất cứ hoạt động nào của cơ thể, không gây rối loạn chức năng nhận thức, giác quan, ngôn ngữ…

Kích thích dây thần kinh phế vị

Đây được xem là một phương pháp điều trị bệnh động kinh mới mẻ và có nhiều biến chuyển tích cực đối với người bệnh lâu năm. Phương pháp này sẽ kích thích các dây phế vị kéo dài nhằm giúp bệnh nhân từ 25 tuổi trở lên thuyên giảm dần các cơn động kinh cục bộ kháng thuốc nặng. Theo đó, người bệnh áp dụng phương pháp chữa động kinh đến từ Mỹ này phải chịu tác dụng phụ là ảnh hưởng đến giọng nói.

Điều trị động kinh bằng thảo dược Đông y

Giống như Tây y, một số dược thảo mộc trong Y học cổ truyền phương Đông cũng chứa các hoạt chất giúp ngăn chặn các cơn kích thích não, hạn chế động kinh, xoa dịu co giật.

Không chỉ ức chế động kinh hiệu quả, bổ sung các loại thảo dược trong tự nhiên còn điều hoá khí huyết, tăng cường chức năng thanh lọc, đào thải độc tố trong cơ thể. Nhờ đó, sức khoẻ tổng thể cũng được cải thiện.-Các loại thảo dược tự nhiên tốt cho quá trình điều trị động kinh phải kể đến như:

- An tức hương

Hoa cúc Chamomile

Rau đắng biển

Cây kava

Cây lang nữ

Hoa lạc tiên

Câu đằng

Thiên ma

Ngoài ra, một số phương pháp điều trị động kinh hiện nay còn kết hợp giữa Đông Tây y và mang đến hiệu quả vượt trội.

Chắc chắn sau khi tham khảo qua bài viết này, bạn đã hiểu được các cách chẩn đoán bệnh động kinh, cũng như các phương pháp điều trị khỏi bệnh. Trên thực tế, động kinh hoàn toàn có thể điều trị được nếu chẩn đoán chính xác loại, phát hiện kịp thời và áp dụng đúng phương pháp.

Lưu ý: Mặc dù các nghiên cứu cũng đã chỉ ra hiệu quả vượt trội của các loại thảo mộc tự nhiên đối với con người tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên tìm đến các cơ sở  Đông y uy tín. 

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha