Tại sao cần quan tâm đến những biểu hiện động kinh ở người cao tuổi?

Bệnh động kinh ở người cao tuổi sẽ ngày càng phổ biến cùng với tốc độ già hóa dân số.

Ngày đăng: 15-10-2022

298 lượt xem

Nguyên nhân gây bệnh động kinh ở người cao tuổi

Bệnh động kinh ở người cao tuổi cần được điều trị càng sớm càng tốt bởi cơn động kinh rất dễ làm người cao tuổi bị chấn thương, tai nạn. Các chấn thương thông thường cũng khiến người bệnh mất rất nhiều thời gian để phục hồi.

Nếu người bệnh là người già neo đơn, hoặc sống một mình mà không ở cùng với con cháu thì càng nguy hiểm hơn bởi họ không có khả năng tự chăm sóc cho bản thân, đặc biệt là khi cơn động kinh xảy ra.

Nguyên nhân gây bệnh động kinh ở người cao tuổi:

- Hai phần ba số trường hợp người cao tuổi mắc bệnh động kinh có nguyên nhân là do di chứng sau tai biến mạch máu não.

- Tổn thương ở đầu, xuất huyết não, u não.

- Sa sút trí tuệ, đặc biệt là bệnh mất trí nhớ Alzheimer

- Uống nhiều rượu hoặc sử dụng chất kích thích, ma túy

Số còn lại thường không xác định được nguyên nhân cụ thể.

Bệnh động kinh ở người lớn tuổi do nhiều nguyên nhân gây ra

Triệu chứng bệnh động kinh ở người lớn

Bệnh động kinh ở người cao tuổi có rất nhiều dấu hiệu khác nhau tùy thuộc vào thể loại bệnh mà bạn mắc phải, gồm có:

- Co giật toàn thân: Một người đang bình thường đột nhiên té xuống đất, co giật không ngừng và không biết gì về những thứ đang xảy ra xung quanh họ.

- Mất ý thức: Loại động kinh này phổ biến hơn. Đặc trưng là người bệnh nhìn chằm chăm vào không gian, đi vòng vòng, tạo ra những chuyển động bất thường hoặc không trả lời các câu hỏi; khi đang nói chuyện đột nhiên im lặng. Những dấu hiệu này xảy ra nhiều lần, giống nhau giữa các lần.

- Co giật một phần cơ thể: Cơn co giật này do một não bộ chỉ bị tổn thương một phần, rất dễ nhầm lẫn với chứng run tay chân trong bệnh Parkinson.

Nếu các cơn động kinh kéo dài, hoặc người bệnh đã gặp chấn thương nặng, bạn cần gọi xe cứu thương hoặc đưa ngay người bệnh đến bệnh viện để được cấp cứu.

Người bệnh cần lưu ý tình trạng hạ đường huyết, không sử dụng các chất kích thích có hại như rượu bia, ma túy, thuốc lá, thuốc lào, giải tỏa căng thẳng và sống lạc quan để ngăn ngừa cơn động kinh.

Co giật do bệnh động kinh gây ra ở người lớn tuổi

Những khó khăn khi người lớn sống chung với bệnh động kinh

Nếu động kinh xảy ra ở người cao tuổi có thể gặp nhiều khó khăn để kiểm soát cơn động kinh. Vì có tới 80% người 65 tuổi trở lên bị động kinh mắc kèm cùng với bệnh lý mạn tính nào đó. Điều này đặt ra bài toán phải kết hợp thuốc sao cho giảm thiểu tương tác xuống thấp nhất. Nhiều loại thuốc chống động kinh cũng có tác dụng phụ như loãng xương, chóng mặt, làm cho người bệnh dễ té ngã và bị thương.

Bệnh động kinh ở người lớn tuổi cũng gây khó khăn cho cuộc sống hằng ngày của họ, ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân, hạn chế khả năng di chuyển của người bệnh và họ gặp rủi ro nhiều hơn khi phải sống một mình.

Chẩn đoán bệnh động kinh ở người cao tuổi

Tùy thuộc vào lịch sử cơn động kinh, tuổi tác và tình trạng cá nhân mà bác sĩ có thể chỉ định làm một hoặc nhiều xét nghiệm, bao gồm:

- Xét nghiệm máu: Để kiểm tra lượng đường trong máu, nồng độ chất điện giải.

- Chọc dò cột sống thắt lưng: Nhằm xác định xem bạn có dấu hiệu nhiễm trùng không. Xét nghiệm này thường được thực hiện trong phòng cấp cứu, khi bệnh nhân không có dấu hiệu hồi phục sau cơn hoặc có sốt và các dấu hiệu nhiễm trùng khác.

- Điện não đồ: Thực hiện để kiểm tra xem não bộ có sóng khác thường nào không. Bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp để kich hoạt cơn xảy ra như đèn nhấp nháy hoặc yêu cầu bạn thở nhanh.

- MRI hoặc CT não để xác định khối u, dấu hiệu của cơn đột quỵ hoặc cấu trúc não bộ. Đa phần chỉ định cho người bình thường bị động kinh.

Nguy hiểm của bệnh động kinh ở người cao tuổi

Các biện pháp giúp điều trị động kinh ở người cao tuổi hiệu quả

Bệnh động kinh với người cao tuổi và gia đình của họ là một mối nguy hiểm thường trực. Do đó, ngoài việc thực hiện đúng theo chỉ định điều trị của bác sỹ thì người bệnh cũng nên duy trì một lối sống lành mạnh, không nên bắt người già ở trong nhà sẽ khiến tâm trạng căng thẳng hơn, nên cho họ tham gia các câu lạc bộ dưỡng sinh, đi dạo cùng con cháu.

Người cao tuổi sử dụng các loại thuốc tây điều trị bệnh động kinh sẽ dễ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, người bệnh nên kết hợp sử dụng và thay thế bằng những phương thuốc Đông y điều trị bệnh động kinh với thành phần là các thảo dược giúp an thần, ổn định hệ thần kinh. Giải pháp này vừa giúp kiểm soát các cơn co giật an toàn động kinh hiệu quả hơn, vừa giúp giảm nguy cơ về tác dụng phụ do phải tăng liều thuốc.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Các bài thuốc điều trị bệnh động kinh bằng Đông y hiệu quả 

Trong Đông y, chứng động kinh được chia làm 2 thể: Thực chứng và hư chứng. Để điều trị bệnh động kinh, cần phải chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh mới có thể chữa trị hiệu quả được. Dùng các hoạt chất trong các vị thuốc khắc chế hay tiêu trừ các nguyên căn gây bệnh, đẩy lùi bệnh.

Bài thuốc điều trị bệnh động kinh bằng Đông y do phong đàm ủng trệ

Triệu chứng: Cơn động kinh xảy ra đột ngột khiến cơ thể mất ý thức tạm thời. Chân tay co giật, sắc mặt tái xanh, sủi bọt mép, tiểu tiện không biết, hôn mê, sau một thời gian ngắn mới tỉnh lại.

Bài thuốc 1

Nguyên liệu: Trần mễ, Nam tinh sao, Quế, Trần bì, Toàn yết, Bố chính sâm,… và các nguyên liệu khác.

Cách thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu tán mịn thành bột, mỗi ngày dùng một lượng vừa đủ với một ít chu sa cho vào tim heo. Hấp cách thủy cho người bệnh ăn, mỗi tuần ăn 3 lần, liệu trình thuốc điều trị trong vòng 3 tuần.

Bài thuốc 2: 

Nguyên liệu: Trần bì, Phục linh, Thiên ma, Bối mẫu, Viễn chí, Cương tàm, Đởm nam tinh, Bán hạ chế,… và các vị thuốc bổ sung khác.

Cách thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu tán nhỏ thành bột ,lấy gừng, cam thảo, nước trúc lịch nấu thành cao. Sau đó, trộn với bột và hoàn thành từng viên nhỏ, chia làm 2 lần uống mỗi ngày. Nên cho uống trước khi bệnh nhân lên cơn.

Bài thuốc điều trị bệnh động kinh bằng Đông y do tâm thận tỳ hư

Triệu chứng: Khi lên cơn mắt tối dần, ngã đột ngột, bất tỉnh, sau khi tỉnh dậy cơ thể mệt mỏi, sắc mặt tái nhợt, lưng gối đau mỏi, đờm nhiều, mạch tế hoãn.  Chứng động kinh thường gặp ở người đã bị lâu năm, tái phát nhiều lần.

Bài thuốc

Nguyên liệu: Đảng sâm, Long nhãn, Hà thủ ô, Bá tử nhân, Bán hạ chế, Trần bì, Thục địa, Kỷ tử, Bạch truật,… và các nguyên liệu bổ sung khác.

Công dụng của các bài thuốc điều trị bệnh động kinh bằng Đông y

Khi điều trị bệnh động kinh bằng Đông y, người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy những ưu điểm của phương pháp này. Cụ thể như:

- Các vị thuốc, thảo dược đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, lành tính, ít gây tác dụng phụ.

- Quy trình xử lý, bào chế thuốc hoàn toàn sạch, nghiêm ngặt, nên đảm bảo an toàn cho người bệnh.

- Mỗi trường hợp bệnh sẽ được bào chế mỗi toa khác nhau. Dựa vào cơ địa, nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh để xác định liều lượng. Từ đó, điều trị bệnh hiệu quả hơn, tiêu trừ tận gốc, nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật hơn.

- Ngoài điều trị bệnh, các bài thuốc Đông y cải thiện chức năng cơ quan nội tạng trong cơ thể. Bồi bổ nhiều dưỡng chất, hoạt chất, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.

- Chi phí khám chữa bệnh ở mức phải chăng, phù hợp với khả năng tài chính của mọi gia đình.

Nên gọi cấp cứu kịp thời nếu bệnh nhân có dấu hiệu nguy hiểm trong cơn động kinh

Các biện pháp bổ sung giúp điều trị động kinh ở người cao tuổi hiệu quả hơn

Bệnh động kinh với người cao tuổi và gia đình của họ là một mối nguy hiểm thường trực. Do đó, ngoài việc thực hiện đúng theo chỉ định điều trị của bác sỹ thì người bệnh cũng nên duy trì một lối sống lành mạnh, không nên quá bó buộc ở trong nhà sẽ khiến tâm trạng căng thẳng hơn.

Người cao tuổi sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh động kinh sẽ dễ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn, do đó, thuốc đông y vừa giúp kiểm soát các cơn co giật, động kinh hiệu quả hơn, vừa giúp giảm nguy cơ về tác dụng phụ do phải tăng liều thuốc.

Động viên tâm lý cũng rất cần thiết để người bệnh có tư tưởng lạc quan hơn. Do tác dụng phụ của thuốc cùng với lo lắng bệnh tật khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc trầm cảm.

Động kinh ở người cao tuổi cần gọi cấp cứu khi nào?

Nếu các cơn động kinh kéo dài, hoặc người bệnh đã gặp chấn thương nặng, bạn cần gọi xe cứu thương hoặc đưa ngay người bệnh đến bệnh viện để được cấp cứu.

Việc dự phòng bệnh cũng cần được ưu tiên. Người bệnh cần lưu ý tình trạng hạ đường huyết, không sử dụng các chất kích thích có hại như rượu bia, ma túy, thuốc lá, thuốc lào, giải tỏa căng thẳng và sống lạc quan để ngăn ngừa cơn động kinh.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha