Cảnh báo từ việc điều trị nhầm bệnh động kinh ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải chứng động kinh, tuy nhiên, căn bệnh này ở trẻ dễ bị chẩn đoán nhầm dẫn đến nhiều hệ lụy đau lòng.

Ngày đăng: 23-10-2018

1,191 lượt xem

Cứ nghĩ co giật là do bệnh động kinh

Mới đây, vụ bé gái ở Gia Lai bị chẩn đoán nhầm động kinh, dẫn đến việc điều trị bệnh động kinh suốt 4 năm mà bệnh không giảm thậm chí nặng hơn. Gia đình cho biết cháu bé thường xuyên lên cơn co giật. Chỉ cần hơi đói là cháu bé toát mồi hôi, tay chân run lẩy bẩy và bị ngất xỉu. Những triệu chứng này rất giống với bệnh động kinh.

Tuy nhiên, khi đưa vào bệnh viện lớn, các kết quả chụp CT scan não lại không thấy có vấn đề bất thường. Chính vì thế, các bác sĩ nghi ngờ có thể bệnh nhi bị bệnh u tụy nội tiết – một căn bệnh rất hiếm gặp trên thế giới.

Đó là bệnh nhân bị thiếu gluco não như nhức đầu, co giật; bị hạ đường huyết dễ dàng ngất xỉu lúc đó và nhanh chóng hồi phục sau khi ăn các chất có đường như một viên kẹo nhỏ hoặc uống một ly nước đường.

Sau đó, các bác sĩ đã tiến hành ca mổ bóc tách khối u tụy của bé. Điều đặc biệt là sau ca mổ, các triệu chứng rất giống bệnh động kinh của bệnh nhi đã hoàn toàn biến mất trong vòng 24 giờ. Lượng đường huyết trở lại bình thường, không còn đau đầu, ngất xỉu dù bệnh nhi được cho thử nhịn đói. Ngoài ra, còn nhiều trường hợp chẩn đoán nhầm bệnh động kinh ở trẻ với cơn co giật do hạ canxi, sốt cao…

Cần phải làm tất cả các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh động kinh

Chăm sóc trẻ bị động kinh đúng cách

Tránh ức chế, hưng phấn quá mức

Sự ức chế hay hưng phấn quá mức là nguyên nhân thúc đẩy cơn động kinh tái phát. Như vậy, trẻ cần được thoải mái, vui vẻ thì tần suất các cơn động kinh sẽ giảm dần. Đây là một trong các yếu tố giúp trẻ tiến đến khỏi bệnh.

Luôn giám sát trẻ để giảm thiểu tránh tai nạn

Các chuyên gia thần kinh cho biết, nhiều trẻ bị động kinh xảy ra các tai nạn đáng thương như đuối nước, tai nạn xe, ngã chấn thương, cắn vào lưỡi… khi lên cơn. Trong đó hầu hết các bệnh nhân này đều thiếu sự giám sát, chăm sóc sát sao của người thân.

Đây là một lời cảnh báo cho người lớn khi có con, em bị bệnh động kinh. Với trường hợp này, nên hạn chế cho trẻ đi, chơi một mình tại các nơi có khả năng nguy hiểm như bờ hồ, sông suối. Không để trẻ đi xe một mình, trèo cây, chơi các trò tốc độ cao…

Cần giám sát trẻ bị động kinh để hạn chế tai nạn xảy ra

Ăn uống và sinh hoạt điều độ

Song song bên cạnh tạo tâm lý thoải mái thì chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ đóng vai trò quan trọng không kém để hạn chế các cơn động kinh tái phát.

Nên cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, các thức ăn lành tính, hạn chế các chất kích thích như cay, nóng, đồ uống có men. Ngoài ra, người thân cần hướng dẫn trẻ đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. Đối với trẻ bị bệnh động kinh, nên tập những bài tập có động tác nhẹ nhàng, tập đều hàng ngày

Sử dụng thuốc chữa bệnh động kinh an toàn

Động kinh nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ thì khả năng khỏi bệnh tương đối cao. Cha mẹ nên lưu ý lựa chọn các phương thuốc có tác dụng bảo vệ não, an toàn cho trẻ, ổn định điện thế tế bào não, ức chế sự hưng phấn của thần kinh trung ương, ổn định dẫn truyền thần kinh cũng như giúp hồi phục tổn thương sau mỗi lần lên cơn động kinh.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha