Trẻ em bị động kinh có nên nghe nhạc mạnh không?

Nghe nhạc cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý, trí não của nhóm trẻ em mắc bệnh động kinh. Vậy trẻ em bị động kinh có được nghe nhạc mạnh hay không?

Ngày đăng: 30-03-2021

1,256 lượt xem

Trẻ em bị động kinh nghe nhạc mạnh có ảnh hưởng gì?

Đối với người thông thường, nhạc mạnh dạng remix trong quán bar hay vũ trường đã kích thích sự nhún nhảy và kích động trong mỗi người. Bên cạnh đó, nghe nhạc giật và mạnh thường xuyên, người bình thường cũng đã có cảm giác choáng váng, đau nhức đầu và vô cùng khó chịu.

Trong trường hợp để trẻ em nghe nhạc mạnh lại càng ảnh hưởng đến màng nhĩ, thính giác của bé. Đối với trẻ em bị động kinh, nhạc mạnh có thể ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của trẻ, làm hệ thống thần kinh trung ương dễ bị kích thích hơn gây ra rối loạn lo âu kèm theo là tâm lý bị ảnh hưởng nặng nề hơn.

Nghe nhạc mạnh có thể gia tăng sự sợ hãi, rối loạn giao tiếp đối với trẻ em bị động kinh. Vì vậy, hãy hạn chế cho trẻ em bị động kinh nghe nhạc mạnh, to và giật như vũ trường hay sàn nhảy.

Không nên cho trẻ động kinh nghe nhạc mạnh

Nên cho trẻ em bị động kinh nghe nhạc gì?

Các bài nhạc nhẹ nhàng, thư giãn

Trẻ em bị động kinh trong quá trình điều trị bằng thuốc thường rất khó ngủ, dễ nóng tính, giận dỗi và không thích tiếp xúc với mọi người xung quanh. Chính vì vậy mà trẻ rất dễ bị tự kỷ, trầm cảm hoặc thiếu chú ý, tăng động.

Để giúp trẻ điều hòa tâm lý tốt hơn, ngủ ngon và thoải mái, thư giãn hơn, các bậc phụ huynh nên cho con nghe các bài nhạc nhẹ nhàng trong yoga, thiền, nhạc không lời. Những phong cách nhạc này góp phần “hạ hỏa”, ngăn ngừa cảm giác nóng giận đối với người bệnh động kinh.

Các bài nhạc kích thích trí thông minh

Hiện nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra âm nhạc góp phần lớn trong việc kích thích trí thông minh, khả năng tư duy và tưởng tượng trong não bộ của trẻ em. Đây là điều hết sức cần thiết đối với trẻ em mắc bệnh động kinh.

Sở dĩ như vậy là bởi vì, động kinh với các cơn co giật toàn thân hay vắng ý thức làm rối loạn hệ thống thần kinh trung ương, giảm sút sự phát triển não bộ, trẻ em bị mắc động kinh không thể phát huy tối đa 100% trí thông minh, sự sáng tạo của mình.

Vì vậy, âm nhạc với tác dụng kích thích khả năng nói, tư duy, sáng tạo cho trẻ em mắc động kinh là hoàn toàn cần thiết.

Nên cho trẻ động kinh nghe nhạc dịu dàng thoải mái

Các bài nhạc tăng sự tập trung trong học tập

Thiếu tập trung, giảm chú ý và tăng động chính là vấn đề về tâm lý thần kinh nghiêm trọng khác mà trẻ em động kinh gặp phải cần mất rất nhiều thời gian để phục hồi.

Nguyên nhân là bởi vì động kinh gây ra các rối loạn trong hệ thống thần kinh trung ương, xuất hiện co giật và vắng ý thức làm mất ý thức, giảm chú ý và suy giảm trí nhớ. Bên cạnh đó, sau khi các cơn kết thúc, trẻ em mắc động kinh thường dễ bị lú lẫn, mơ màng, kém tập trung.

Chính vì vậy, sử dụng một số phương pháp vật lý trị liệu kết hợp với âm nhạc sẽ giúp trẻ em bị động kinh tăng khả năng ghi nhớ, tập trung và học tập hiệu quả hơn.

Một số thông tin tổng quan về động kinh ở trẻ em

Động kinh ở trẻ em là gì?

Động kinh là một bệnh mãn tính, ở trẻ em và người lớn đều có các biểu hiện giống nhau nhưng chỉ khác mức độ nặng nhẹ như thế nào. Khi mắc động kinh, hầu hết trẻ em sẽ mắc biểu hiện phổ biến là cơn vắng ý thức, một số thường xuyên bị co giật toàn thân.

Động kinh là bệnh chỉ về việc não bộ bị tổn thương gây ra các rối loạn trong hệ thống thần kinh trung ương, kích thích các xung điện làm co giật toàn thân, vắng ý thức, co giật cơ, tăng trương lực, giảm trương lực hay co thắt nhẹ.

Ở trẻ em, động kinh rất khó phát hiện do các triệu chứng lâm sàng đều ở mức thoáng qua, nhẹ nhàng dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Chính vì vậy mà khi phát hiện thì việc điều trị đã trở nên khó khăn hơn.

Điều trị động kinh ở trẻ em rất quan trọng việc tìm ra nguyên nhân sớm hay muộn, vì vậy mà nhiều chuyên gia khuyên rằng nếu gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa con đến cơ sở y tế ngay để kịp thời giải quyết các vấn đề.

Nguyên nhân gây động kinh ở trẻ em là gì?

Di truyền từ bố mẹ, người thân

Động kinh là bệnh hoàn toàn có thể di truyền từ bố mẹ, người thân trong gia đình sang trẻ sơ sinh. Chính vì vậy mà có rất nhiều cặp hoặc người trưởng thành có tiền sử mắc động kinh vô cùng lo lắng về việc di truyền bệnh sang con nhỏ.

Tỉ lệ di truyền động kinh từ bố mẹ sang con là 3 – 5%, từ người thân sang trẻ sơ sinh là 1 – 2%. Mặc dù các tỉ lệ này không quá cao nhưng vẫn tồn tại làm nhiều bậc phụ huynh vô cùng lo lắng.

Để ngăn ngừa khả năng di truyền động kinh sang trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, những người đang mắc động kinh phải đảm bảo đã đẩy lùi được dấu hiệu của bệnh ít nhất 2 năm. Bên cạnh đó, quá trình mang thai cũng phải chăm sóc kỹ càng và cẩn trọng hơn mới có thể sinh được con khỏe mạnh, không bị tác động bởi động kinh.

Chấn thương trước sinh

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu bị nhiễm trùng, nhiễm độc chì, nhiễm các loại virus gây bệnh… cũng là nguyên nhân làm trẻ sơ sinh chấn thương não bộ từ khi còn nằm trong bụng mẹ, tăng tỉ lệ mắc bệnh động kinh. Bên cạnh đó, các va đập hay các cơn sốc xuất hiện trên cơ thể mẹ vô tình gây chấn thương não bộ cũng gia tăng tỉ lệ mắc động kinh ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Chấn thương sau sinh

Trong quá trình sinh nở, thai phụ khó sinh làm trẻ mắc kẹt trong bụng mẹ, thiếu oxy gây chết não, tổn thương tế bào não cũng là một trong những nguyên nhân lớn khiến trẻ em bị động kinh. Kèm theo đó là các trường hợp thai nhi được lấy ra ngoài bởi kẹp, dụng cụ y tế vô tình làm chấn thương sọ não cũng tăng tỉ lệ động kinh ở trẻ sơ sinh.

Một số bệnh về não bộ

Trẻ sơ sinh hay trẻ em mắc các bệnh về não bộ như viêm màng não, viêm não Nhật Bản, nhiễm sáng não, u não, ung thư não… cũng có biểu hiện lâm sàng mắc động kinh co giật toàn thân.

Trẻ em sốt cao co giật tái phát nhiều lần

Sốt cao dẫn đến co giật ở trẻ em là trường hợp rất phổ biến nhưng để nó tái phát nhiều lần có thể dẫn đến động kinh mãn tính. Có nghĩa là khi cơ thể nóng lên, hệ thần kinh trung ương sẽ bị kích thích dẫn đến co giật như một phản ứng có điều kiện.

Động kinh ở trẻ em có mấy dạng?

Theo nguyên nhân, động kinh sẽ được chia thành 2 nhóm lớn là động kinh vô căn và động kinh thứ phát. Động kinh vô căn chỉ nhóm người mắc bệnh nhưng không thể tìm ra được lý do vì sao. Trong khi đó, động kinh thứ phát xuất hiện vì một chứng bệnh, tình trạng tổn thương não bộ cụ thể nào đó.

Xét theo biểu hiện lâm sàng, động kinh có dạng khu trú và toàn thể với những biểu hiện hoàn toàn trái ngược nhau. Cụ thể,các triệu chứng lâm sàng của hai dạng động kinh này được mô tả như sau:

Động kinh khu trú

Động kinh khu trú hay còn có tên gọi khác là động kinh cục bộ với biểu hiện chỉ xuất hiện ở một khu vực nhất định, một bên cơ thể và không ảnh hưởng đến nhận thức của người bệnh. Trẻ em mắc động kinh khu trú thường lên các cơn co giật cơ nhẹ, có xu hướng nhìn chằm chằm một hướng. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, việc phát hiện sớm động kinh khu trú là điều dường như không thể bởi vì nhiều người vẫn hay nhầm lẫn nó với các cơn co giật lành tính mà hầu hết trẻ em vẫn gặp phải ở vài tháng đầu đời.

Vì nguyên nhân này mà nhiều trường hợp trẻ em mắc bệnh động kinh khu trú mãi cho đến khi đã tiến triển sang giai đoạn động kinh khu trú phức tạp mới tìm ra và chữa trị. Do đó, hiệu quả không cao và thời gian điều trị cũng bị kéo dài. Động kinh khu trú không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tâm lý, não bộ của trẻ nhưng khi để nặng rất có thể trở thành động kinh dạng phức tạp làm suy giảm trí tuệ, giảm trí nhớ…

Động kinh toàn thể

Động kinh toàn thể xuất phát bởi tình trạng tổn thương cả hai bên bán cầu não và gây ra các dấu hiệu trên toàn cơ thể ở từng mức độ khác nhau tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân. Đối với người trưởng thành, dấu hiệu của động kinh toàn thể có phần đa dạng hơn, trong khi đó dạng động kinh này ở trẻ em chỉ có hai triệu chứng lâm sàng phổ biến là cơn vắng ý thức và cơn co giật toàn thân.

Triệu chứng lâm sàng của hai dạng động kinh toàn thể này được miêu tả như sau:

- Cơn vắng ý thức: Khi ắt đầu lên cơn này, trẻ có xu hướng nhìn mơ màng về một hướng bất kỳ, con người đứng yên và trông rất vô hồn vì đã mất đi hoàn toàn nhận thức. Cơ thể trẻ em bị động kinh dừng lại mọi hoạt động đang thực hiện, mất khả năng cầm nắm các vật với nhịp thở vẫn duy trì đều đặn. Một cơn vắng ý thức làm người bệnh rơi vào khoảng không trống rỗng từ 10 đến 30 giây rồi quay trở lại trạng thái bình thường. Sau cơn, trẻ em thường không hay biết và không nhớ gì đến cơn vắng ý thức vừa diễn ra. Vì diễn biến nhanh, dấu hiệu không mạnh mẽ nên cơn vắng ý thức rất khó để phát hiện nếu bên cạnh trẻ không có sự quan sát cặn kẽ, tỉ mỉ từ bố mẹ. Đột ngột dừng lại mọi hoạt động và mất ý thức nên cơn vắng ý thức rất ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ em bị động kinh.

- Cơn co cứng co giật toàn thân: Đây là biểu hiện phổ biến ở cả bệnh nhân động kinh toàn thể là trẻ em hay người lớn với triệu chứng dữ dội, dễ dàng nhận biết. Trong 10 giây đầu tiên, cơ thể người bị động kinh chợt co cứng lại, té ngã và mắt nhìn chằm chằm, lấy tay ôm cổ vì khó khăn trong việc hít thở. Tiếp đó, toàn cơ thể bắt đầu co giật mạnh liên hồi từng nhịp rất dữ dội, quyết liệt làm người bệnh bị sùi bọt mép, răng nghiến chặt dễ cắn vào lưỡi, miệng, môi… Sau cơn co giật kéo dài hơn 1 – 3 phút, người bệnh sẽ nằm thiếp đi, bất tỉnh đến vài giờ đồng hồ mới bừng tỉnh trở lại. Hầu hết mọi người bệnh động kinh co giật đều có dấu hiệu mơ màng, mệt mỏi và lú lẫn sau cơn.

Điều trị động kinh ở trẻ em như thế nào?

Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhưng hiệu quả và an toàn nhất vẫn là sử dụng thuốc kháng co giật, hỗ trợ điều trị bằng thảo dược đông y lành tính.

Sử dụng thuốc kháng co giật

Hơn 98% bệnh nhân là trẻ em hay người lớn cũng đều phải sử dụng thuốc kháng co giật ngay sau khi được chẩn đoán mắc động kinh ở bất cứ thể nào.

Đối với trẻ em việc uống thuốc chống động kinh phải thật cẩn trọng và khoa học, tuân theo tuyệt đối hướng dẫn từ y bác sĩ mới có thể đạt được hiệu quả cao. Đồng thời giúp trẻ giảm thiểu tối đa tác dụng phụ từ loại thuốc nào.

Tỉ lệ điều trị thành công động kinh toàn thể hay khu trú bằng thuốc ở trẻ em khá cao, lên đến khoảng 70% vì vậy các bậc phụ huynh không cần bi quan quá mức mà chỉ cần làm theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ.

Kết hợp thảo dược đông y điều trị động kinh và chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Với việc điều trị động kinh ở trẻ em, chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng không kém phần quan trọng như việc sử dụng thuốc đúng cách. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết vừa hỗ trợ ức chế động kinh hiệu quả vừa kích thích sự phát triển của trí não, sự sáng tạo và thông minh.

Trong ngành y học phương đông, một số loại thảo dược tự nhiên được tìm thấy nguồn dinh dưỡng dồi dào có khả năng tăng cường trí não, hỗ trợ ngăn ngừa co giật động kinh và kích thích trí tuệ ở trẻ em từ 10 tuổi rất hữu hiệu, phải kể đến như nghệ, tỏi tươi, bí đỏ, câu đằng, an tức hương, rau đắng biển… Kết hợp các loại thảo dược tự nhiên lành tính này vừa hỗ trợ điều trị động kinh vừa tốt cho trí tuệ vừa an thần, dễ ngủ, giảm căng thẳng hết sức tuyệt vời.

Động kinh ở trẻ em còn có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ đi vùng não bị chấn thương trực tiếp gây ra co giật nhưng rủi ro khá cao nên số trường hợp thực hiện không nhiều. Bên cạnh sử dụng thuốc đều đặn và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bố mẹ cần quan tâm hơn đến đời sống của trẻ em bị động kinh, không cho chúng nghe nhạc mạnh, chơi trò mạo hiểm, không la mắng, chửi bởi trẻ. Hãy để trẻ em bị động kinh sống lạc quan, vui vẻ mới tăng hiệu quả điều trị.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha