Nhận biết sớm sốt cao co giật để ngăn ngừa rủi ro xảy ra

Nhận biết sớm cơn sốt cao co giật là cách tốt nhất để phụ huynh phòng ngừa mọi rủi ro có thể xảy ra cho con.

Ngày đăng: 03-12-2019

875 lượt xem

Biểu hiện trẻ bị sốt co giật sẽ như thế nào?

Cơn co giật lần đầu tiên có thể xuất hiện khi trẻ sốt cao trên 39 độ C, tuy nhiên những lần tái phát sau đó sẽ xảy ra ngay cả khi trẻ mới sốt nhẹ.

Cơn co giật có thể kéo dài từ vài giây đến trên 15 phút, nhưng hầu hết là trong khoảng 2 – 3 phút. Cha mẹ cần lưu ý đến một số biểu hiện trẻ bị sốt co giật như sau:

- Sốt cao co giật đơn thuần (chiếm 90%): Toàn bộ cơ thể trẻ run rẩy và co giật kèm biểu hiện đảo mắt hoặc trợn mắt. Theo đó là tình trạng khó thở, da tím tái, nôn, buồn nôn, sùi bọt mép, mất kiểm soát ruột, bàng quang và mất ý thức.

- Sốt cao co giật phức tạp (chiếm 10%): Trẻ chỉ giật một phần cơ thể (một bên tay hoặc một chân), nhưng cũng có trường hợp giật toàn bộ cơ thể. Cơn co giật có thể tái phát trong vòng 24h.

Sốt cao co giật ở trẻ dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

Di chứng động kinh sau sốt cao co giật

Hầu hết các cơn co giật do sốt cao nếu chỉ xảy ra vài lần đều không gây hậu quả lâu dài cho trẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tái phát nhiều lần (>3 lần) trẻ có nguy cơ cao tiến triển thành di chứng động kinh, tỉ lệ chiếm khoảng 2 – 2.5%. Và tỉ lệ này có thể tăng gấp 2 lần nếu trẻ thuộc các trường hợp sau:

- Cơn sốt cao co giật đầu tiên xuất hiện trước 12 tháng tuổi.

- Khoảng thời gian từ khi trẻ bắt đầu sốt đến khi xuất hiện cơn co giật ngắn.

- Cơn co giật đầu tiên của trẻ là do sốt ở nhiệt độ thấp.

- Cơn co giật kéo dài trên 15 phút.

- Tiền sử gia đình có người từng bị sốt cao co giật hoặc động kinh.

- Trẻ có bất thường bẩm sinh trong cấu trúc não bộ.

Bệnh động kinh ở trẻ em là hậu quả của sốt cao co giật

Cha mẹ cần làm gì với trẻ có biểu hiện sốt cao co giật?

Khi trẻ có biểu hiện sốt cao co giật, cha mẹ cần thật sự bình tĩnh và thực hiện sơ cứu nhanh cho trẻ bằng cách:

- Loại bỏ tất cả các vật cứng, sắc nhọn có thể gây tổn thương cho trẻ.

- Đặt trẻ nghiêng sang một bên để tránh đờm dãi chảy ngược vào thực quản gây khó thở.

- Không cho các vật cứng vào miệng trẻ, nếu lo lắng trẻ cắn lưỡi bạn có thể sử dụng miếng nệm y tế đặt vào miệng khi trẻ lên cơn co giật.

- Không cố gắng kìm kẹp cơ thể trẻ vì điều này có thể khiến trẻ bị gãy tay, chân.

Sau cơn co giật, trẻ thường rất mệt mỏi, buồn ngủ và cảm thấy khó chịu trong người. Do vậy, bạn cần dành thời gian cho trẻ được nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc để hồi phục sức khỏe. Và khi con đã tỉnh táo hơn, bạn nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng can thiệp kịp thời.

Giải pháp giúp ngăn chặn cơn sốt cao co giật, hạn chế di chứng động kinh ở trẻ

Khi trẻ sốt, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ, nếu thấy chớm sốt (37.7 – 38.2 độ C) thì có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt ngay, tránh để sốt cao quá gây cơn co giật. 

Bên cạnh đó, cơn sốt cao co giật tái phát và có nguy cơ dẫn đến bệnh động kinh, cha mẹ có thể tham khảo các thảo dược có tính trấn an tâm thần, có khả năng ngăn chặn hậu quả động kinh do cơn sốt cao co giật.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

           BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha