Một số câu hỏi thường gặp về bệnh động kinh ở trẻ em

Bất kì bậc cha mẹ nào khi có con mắc phải bệnh động kinh đều rất lo lắng cho tương lai của trẻ sau này. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp nhất về bệnh động kinh ở trẻ em được gửi đến các chuyên gia hàng đầu về tâm thần kinh.

Ngày đăng: 02-07-2017

1,586 lượt xem

Hỏi: Con trai tôi năm nay 10 tuổi. Trước đây cháu từng bị sốt cao và co giật khoảng 3-4 lần, đặc biệt là những lần cháu mọc răng, lúc đó tôi cho cháu uống thuốc hạ sốt. Nhưng gần đây cháu thường thường có biểu hiện co giật nhẹ khi ngủ, đôi khi lơ đãng khi làm việc gì đó và rất hay nháy mắt. Xin hỏi con tôi bị bệnh gì?

Sốt cao co giật ở trẻ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh động kinh 

Chào bạn,

Sốt cao co giật là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh động kinh, co giật ở trẻ nhỏ. Mặc dù con bạn chỉ bị sốt co giật khoảng 3 - 4 lần nhưng điều này cũng có thể để lại di chứng, làm tổn thương một phần của não bộ, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống thần kinh trung ương. 

Với những gì bạn chia sẻ thì hiện nay con bạn thường có biểu hiện co giật nhẹ khi ngủ, hay nháy mắt, lơ đãng và thiếu tập trung,... đây có thể là dấu hiệu của cơn động kinh vắng ý thức.

Ngoài những biểu hiện trên, bạn nên quan sát và để ý kỹ hơn đến những biểu hiện của con mình, bởi thể động kinh vắng ý thức rất khó phát hiện, đôi khi trẻ sẽ có biểu hiện khác thường như hay mấp máy môi liên tục, nhai khi trong miệng không có đồ ăn, đột nhiên ngừng nói chuyện hoặc có lúc trẻ nhìn chằm chằm về một hướng nào đó và không để ý gì đến những thứ xung quanh…

Tuy nhiên, để có thể khẳng định chính xác con bạn có bị động kinh hay không, bạn nên đưa con tới cơ sở chuyên khoa thần kinh để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp.

Hỏi: Con tôi bị động kinh, hiện cháu đang uống Depakine nhưng chỉ giảm được cơn co giật chứ không khỏi hoàn toàn. Vậy cho tôi được hỏi tôi có nên chữa bệnh cho con bằng thuốc Nam hay không?

Nhiều bậc phụ huynh phân vân có nên dùng thuốc Nam để chữa bệnh động kinh hay không?

GS.TS Nguyễn Đức Hinh – Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam, cho biết:

Chào bạn!

Động kinh là một bệnh của não do sự phóng điện đột ngột của các tế bào thần kinh. Biểu hiện của bệnh là co giật cục bộ hoặc toàn thể từng cơn. Ở trẻ nhỏ, động kinh có thể do sinh ngạt, chấn thương sản khoa, sau nhiều lần sốt cao co giật, viêm màng não mủ, sau chảy máu nội sọ, sau chấn thương sọ não hoặc bệnh não bẩm sinh, bệnh có tính di truyền. Trẻ em bị động kinh phải được chẩn đoán, điều trị, theo dõi ngoại trú lâu dài trong 2 - 3 năm. 

Nếu bạn muốn dùng thuốc Nam điều trị động kinh cho trẻ, bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sỹ, chuyên gia, cơ sở chữa bệnh có uy tín để điều trị bệnh cho con.

Hỏi: Con tôi bị viêm màng não mủ từ lúc 5 tháng tuổi. Sau khi chữa trị, bé đã khỏe mạnh và đi học bình thường. Khi bé lên lớp 1, tôi thấy bé lên cơn co giật, sùi bọt mép. Tôi đã đưa cháu đi khám và bác sỹ kết luận bé bị động kinh nguyên phát. Trong thời gian uống thuốc, bé vẫn bị một số cơn co giật. Liệu bệnh của con tôi có chữa được không?

Chào bạn!

Bé nhà bạn bị động kinh nguyên phát (động kinh vô căn) tức là không tìm thấy nguyên nhân, tổn thương thực thể của não trong tiền sử cũng như hiện tại bằng các phương pháp thăm khám hiện có. Việc điều trị chứng động kinh này khá phức tạp, phải căn cứ theo từng thể bệnh là trạng thái động kinh hay các loại động kinh khác.

Điều trị động kinh cần theo nguyên tắc chẩn đoán đúng loại cơn, chọn đúng thuốc đặc trị, liều lượng thuốc phải đạt dần tới liều tác dụng, không được cắt thuốc đột ngột mà thay thế dần bằng thuốc khác, giảm dần liều thuốc cho tới khi không có cơn trên lâm sàng và nếu không còn cơn trên điện não đồ thì càng tốt.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha