Khi bệnh nhân động kinh lên cơn co giật thì nên cho họ uống gì?

Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân động kinh lên cơn co giật ở nơi công cộng khiến người xung quanh hoảng sợ và không biết cách để sơ cứu cho người bệnh.

Ngày đăng: 28-09-2021

672 lượt xem

Các dấu hiệu nhận biết người bị động kinh

- Đang sinh hoạt và làm việc bình thường, đột nhiên mất ý thức, co giật tay chân, ngã quỵ và kèm theo các cơn co cơ liên hồi, mất kiểm soát.

- Trong cơn co giật, bệnh nhân có thể ngừng thở, sùi bọt mép. Với tay cầu cứu người xung quanh.

Ngay lúc này, mọi người nên bình tĩnh, vận dụng kiến thức về động kinh và sơ cứu cho bệnh nhân, mang đến bác sĩ kịp thời. Đa phần mọi người chỉ phát hiện động kinh thông qua cơn co giật vì các dấu hiệu khác của bệnh quá mơ hồ, không rõ ràng và giống với nhiều căn bệnh khác.

Bệnh động kinh là gì?

Bệnh động kinh hay gọi tên dân gian là giật kinh phong. Một căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương, các nơron thần kinh bị xung điện, mất kiểm soát hành vi khi lên cơn. Ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh.

Có nghĩa là một số tổn thương trong hệ thống thần kinh trung ương làm các xung điện xuất hiện đột ngột trong não bộ, ảnh hưởng đến các hoạt động trên cơ thể, hành vi của người bệnh bị thay đổi, điển hình là xuất hiện các cơn co giật và mất nhận thức.

Trong tổng số bệnh nhân động kinh, trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất. Ngoài ra, người cao tuổi cũng hoàn toàn có thể mắc bệnh động kinh dù đây là bệnh phổ biến ở người trẻ. Điều khó khăn nhất trong điều trị động kinh chính là khó phát hiện, nhất là ở trẻ em và các đối tượng mà các cơn co giật không xuất hiện.

Biểu hiện bệnh động kinh

Nếu như không xuất hiện các cơn động kinh thì người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường như một người khỏe mạnh. Có thể làm việc và giao tiếp cộng đồng. Một số biểu hiện rõ thấy đó là người bệnh thường hay nhìn chằm vào khoảng không khoảng vài phút, ý thức đột nhiên mất tạm thời. Thường xuyên có cảm giác lo lắng, hoảng sợ, mồ hôi toát liên tục.

Và biểu hiện hay thấy ở người động kinh đó là lên cơn co giật đột ngột. Trước đó, có thể bị giật ở một số bộ phận chân, tay, khoé mắt. Đó là dấu hiệu báo có thể lên cơn co giật cục bộ. Môi tím tái, tay chân co cơ, cứng đờ, tim đập nhanh, giãn đồng tử,…rất nguy hiểm nếu chúng ta không biết cách sơ cứu.

Cơn tăng trương lực

Người mắc bệnh động kinh đột ngột ngã quỵ, mất ý thức, mắt trợn lên và toàn thân cứng đờ, không thể vận động và phản ứng lại các sự vật bên ngoài. Tình trạng này kéo dài khoảng gần 1 phút thì cơ thể mới quay trở lại trạng thái bình thường.

Cơn giảm trương lực

Đây là triệu chứng trái ngược lại với cơn tăng trương lực. Người bệnh cũng đột nhiên té ngã, mất ý thức nhưng toàn cơ thể lại mềm nhũn, các khớp rã rời không thể vận động được. Cơn giảm trương lực cũng kéo dài khoảng vài chục giây rồi mới trở lại trạng thái bình thường.

Cơn động kinh vắng ý thức

Xuất hiện nhiều ở trẻ em, hay ngồi nhìn chằm vào khoảng không, mắt lờ đờ, miệng nhai liên tục, tay chân đơ và giãn ra, không cầm chắc được vật, thẫn thờ nhìn về một phía và mất ý thức ngay tại thời điểm đó.

Đây là cơn động kinh không gây nguy hiểm cho người bệnh, phụ huynh phát hiện cứ để cơn qua đi, thường xuyên thăm khám bác sĩ. Các cơn vắng ý thức nếu lâu dần không bình phục sẽ tiến triển nặng, cũng dẫn đến động kinh cơn lớn. Cơn vắng ý thức hiếm khi xảy ra ở người trưởng thành, hầu hết chỉ thấy ở trẻ em dưới 14 tuổi.

Cơn co giật cơ

Đây là triệu chứng động kinh toàn thể có biểu hiện nhẹ nhàng nhất và không làm ảnh hưởng đến nhận thức của người bệnh. Cơ thể đột nhiên xuất hiện các cơn co thắt mạnh rồi dừng lại như ở mí mắt, các cơ, ngón tay, ngón chân… Cơn co thắt cơ có thể xuất hiện nhiều lần trong ngày nhưng không gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống thường ngày.

Động kinh cơn lớn/Cơn co cứng co giật toàn thân

Người bệnh bắt đầu cơn này với co giật mạnh tay chân, môi tím tái, ngưng thở tạm thời, sùi bọt mép, đập đầu mạnh, sau khoảng thời gian ngắn, sẽ hết co giật và trở lại trạng thái bình thường. Người bệnh sau khi trải qua động kinh cơn lớn thường không nhớ mình đã bị gì, chỉ thấy mỏi và nhức cơ.

Một cơn co giật toàn thân sẽ trải qua 3 giai đoạn với 3 triệu chứng hoàn toàn đối lập với nhau. Đầu tiên, toàn thân co cứng, té ngã và giảm hô hấp như cơn tăng trương lực, lúc này người bệnh đã mất kiểm soát hành vi. Tiếp sau đó, cơ thể đột ngột co giật mạnh, liên hồi và nhịp nhàng làm người bệnh trợn lớn mắt, răng nghiến chặt, sùi bọt mép. Sau khoảng gần 2 phút thì cơ thể mới dừng lại, bệnh nhân nằm bất động, có thể bất tỉnh hay ngủ đến vài giờ đồng hồ mới tỉnh dậy.

Có thể nói cơn động kinh đến đột ngột mà người bệnh khó lường trước được. Trẻ em trong lúc ngủ say vẫn có thể xảy ra cơn động kinh như thường lệ. Một số người già khi gặp phải rất nguy hiểm nếu bị té ngã và dẫn đến đột quỵ. Chính vì vậy, người nhà cần chăm sóc thật kỹ họ để mang lại sức khoẻ tốt nhất cho người.

Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh

Động kinh không rõ nguyên căn

Hay gọi là nguyên căn ẩn. Với nguyên nhân này các cơn động kinh không thể hiện được bệnh để bác sĩ đưa ra kết luận chính xác khi khảo sát bệnh sử và khám lâm sàng. Tình trạng này được gọi là động kinh vô căn.

Động kinh nguyên phát

Nhóm động kinh này thường xuất hiện ở độ tuổi dưới 20, thường là trẻ em. Các cơn động kinh xảy ra hoàn toàn không tổn thương khu trú não, chỉ khi đo điện não đồ và khám lâm sàng mới nhận ra rõ bệnh. Ngoài ra, sự phát triển về tâm sinh lý lúc vẫn khoẻ mạnh bình thường và không có vấn đề gì phát sinh trong não bộ. Thường động kinh nguyên phát xuất phát từ yếu tố di truyền.

Động kinh rõ nguyên nhân hay động kinh thứ phát

Bao gồm một số nguyên nhân rõ ràng và xác định chuẩn xác. Não bộ bị tổn thương từ tai nạn, hay chấn thương sọ não nặng, nhiễm trùng máu não, u não…

Di chứng viêm màng não trước đó của bệnh nhân cũng là yếu tố gây động kinh nghiêm trọng. Trẻ em sinh ra bị ngạt oxy, phụ nữ mang thai bị chấn thương nặng,… các nguyên nhân này đều ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương của người bệnh. Gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng nếu không phát hiện sớm và điều trị.

Và một số nguyên nhân khác liên quan đến việc sử dụng các chất kích thích gây ức chế não bộ, như thuốc ngủ, nước uống có cồn,… đồng thời áp lực công việc cũng khiến não bộ rối loạn. Ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương. Đặc biệt, HIV/AIDS cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh động kinh.

Những điều nên làm khi gặp người động kinh đang lên cơn

Đỡ người bệnh nằm ngay ngắn tại khoảng không gian thoáng có đủ oxy, cho họ nằm nghiêng bên trái, nhẹ nhàng lau chùi bọt mép nếu có.

Trấn an bệnh nhân bằng cách nói to những lời khuyên, động viên của mình để bệnh nhân một phần nào nghe được và yên tâm.

Dời các đồ vật sắc nhọn xung quanh như dao, kéo, các vật bén vì khi lên cơn, họ thường không kiểm soát được hành vi cầm nắm các vật gây nguy hiểm đến tính mạng của bản thân và kể cả những người xung quanh.

Tháo cúc áo trên cổ, nịt bụng để bệnh nhân có thể thở dễ dàng, hô hấp đều đặn là liều thuốc cấp bách ngay lúc này.

Nếu sau khoảng thời gian không thấy bệnh nhân có tiến triển, gọi ngay cấp cứu, trong quá trình đó cần chú ý ghi nhận thời gian người bệnh lên cơn đến lúc cơn động kinh đi qua. Đồng thời theo dõi các biểu hiện động kinh trong lúc đó để hỗ trợ bác sĩ trong việc điều trị bệnh được tốt nhất.

Lưu ý những điều nên làm và không nên làm khi sơ cứu bệnh nhân động kinh

Những điều không nên làm khi sơ cứu

Không nên cố gắng di chuyển bệnh nhân từ nơi này sang nơi khác liên tục. Điều này gây gián đoạn nhịp thở và mất sức, chỉ di chuyển ở 10 giây đầu tiên khởi phát, lúc này các cơn co giật chưa xuất hiện. Nói cách khác, từ khi cơn co giật toàn thân bắt đầu, bạn chỉ nên để bệnh nhân nằm yên, không di chuyển, không gượng ép và dùng tay cố định cơ thể họ lại.

Không nên ngăn bệnh nhân cắn lưỡi bằng các vật dụng tuỳ tiện vì có thể gây ngạt bất cứ lúc nào.

Đừng giữ tay bệnh nhân, hay đè chân nếu họ đang lên cơ co giật mạnh. Cứ để cơn co giật diễn ra tự nhiên và hoàn toàn không có sự tác động gây ức chế.

Không nên cho bệnh nhân uống bất kỳ thứ gì cho đến khi gặp bác sĩ. Nhiều người thường dùng mẹo dân gian vắt chanh vào miệng người đang lên cơn giật kinh phong mà không biết đây là hành động hết sức nguy hiểm với tính mạng của nạn nhân.

Khi bệnh nhân lên cơn động kinh co giật thì nên cho họ uống gì?

Theo khuyến cáo và hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia, bệnh nhân khi lên cơn co giật không cần thiết cho uống nước hay uống bất kỳ loại thuốc nào cả. Nói cụ thể hơn là không nên cho bất kỳ vật gì vào miệng của bệnh nhân lúc đang lên cơn.

Vì ngay lúc này, lượng oxy hỗ trợ việc hô hấp rất thấp, các vật cứng hay lỏng khi vào miệng đều khó có thể nuốt được trong lúc đang nằm và mất bình tĩnh. Chính vì vậy, rất dễ gây ngạt nếu cứ cố ép bệnh nhân uống thuốc hay uống nước khi đang lên cơn.

Bản chất của các cơn co giật động kinh thường đến và đi rất nhanh. Trong thời gian 5-10 phút, cơ thể người bệnh sẽ trở lại trạng thái hồi phục và sinh hoạt bình thường. Lúc này, có thể cho người bệnh uống các loại thuốc điều trị động kinh để điều hoà lại và hạn chế các cơn động kinh.

Không nên cho bệnh nhân động kinh uống thuốc khi họ lên cơn động kinh

Những phương pháp điều trị bệnh động kinh

Sau khi xét nghiệm và khám lâm sàng cùng với các chẩn đoán dựa trên phương pháp khám bệnh như đo điện não đồ, chụp CT não,… các y bác sĩ sẽ xác định và khoanh vùng động kinh não bộ, sau đó kê đơn thuốc hợp lý cho từng đối tượng bệnh.

Thời gian điều trị bằng thuốc kéo dài trong khoảng thời thời gian nhất định. Ước tính thời gian điều trị ngắn nhất là 2 năm kể từ khi phát hiện bệnh. Động kinh cần được điều trị lâu dài và có chế độ ăn uống hợp lý mới có thể chữa khỏi dứt điểm.

Ngoài ra, bên cạnh thuốc tây y, nhiều người bệnh lựa chọn điều trị bằng các thảo dược đông y chữa bệnh động kinh. Với phương pháp điều trị này, bệnh nhân cũng có các tiến triển rất khả thi. Tuy nhiên, cần sử dụng theo đúng liều lượng và loại thuốc mà bác sĩ chỉ định. Cần có sự kiên trì trong quá trình điều trị mới có thể mang lại kết quả tốt nhất.

Cách phòng ngừa cơn co giật động kinh

Chăm sóc và theo sát người bệnh động kinh là điều rất cần thiết của mỗi gia đình. Bệnh động kinh ngoài việc điều trị bằng vật lý trị liệu, thuốc tây y, đông y thì một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh sẽ giúp người bệnh vượt qua một cách nhanh chóng.

Ăn nhiều rau xanh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường sức khỏe bằng cách tập thể dục đều đặn cũng là cách giúp tinh thần được thoải mái và chữa bệnh động kinh nhanh.

Tránh sử dụng các chất kích thích gây ảnh hưởng đến não bộ, giảm stress trong công việc cũng là cách hạn chế các cơn co giật.

Dùng thuốc đều đặn, đúng liều lượng và đúng giờ giấc, tránh tự ý đổi thuốc, bỏ thuốc. Người nhà thường xuyên nhắc nhở bệnh nhân về việc dùng thuốc đúng thời điểm. Và theo dõi các triệu chứng bệnh động kinh phát sinh trong quá trình điều trị.

Việc trang bị kỹ năng để có thể sơ cứu cho người bị động kinh cũng như chuẩn bị trước các kiến thức về động kinh để bản thân nếu có gặp phải cũng không bị bối rối và luôn có các cách giải quyết đúng đắn.

Bệnh động kinh là căn bệnh mãn tính điều trị lâu dài và kiên trì, đồng thời phải có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần có ý thức tự chữa trị tinh thần, nâng cao tính tự giác trong việc uống thuốc và thăm khám bác sĩ đúng hạn. Để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh động kinh một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha