Bác sĩ sẽ làm những gì để khám và kết luận bệnh động kinh?

Để khám và chẩn đoán bệnh động kinh là điều không hề dễ dàng vì đây là bệnh lý thần kinh, ảnh hưởng đến toàn thân.

Ngày đăng: 09-10-2018

1,214 lượt xem

Khám phát hiện triệu chứng bệnh nhân động kinh

Về bản chất động kinh là sự rối loạn chức năng thần kinh trung ương theo từng cơn do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các tế bào thần kinh.

Trên cơ thể người, không có chỗ nào là không có sự chi phối của thần kinh, vì vậy biểu hiện động kinh trên lâm sàng rất đa dạng và nhiều hình thức. Bởi thế, để khám và chẩn đoán động kinh yêu cầu bác sĩ phải khám kĩ và cẩn thận.

Những triệu chứng thường thấy của bệnh động kinh:

Động kinh cục bộ:

- Đột ngột giật cơ bắp trong một cánh tay hoặc chân.

- Nhìn lơ đãng về phía trước, không nhận thức rõ ràng về môi trường xung quanh.

- Đột nhiên sợ hãi, vui hoặc tức giận mà không có lí do.

- Người bệnh có thể vẫn còn ý thức, mất ý thức, hoặc không tỉnh táo hoàn toàn trong cơn động kinh cục bộ.

Động kinh toàn thể

Cơn giật toàn thân, co cứng tay chân, mắt trợn…

- Mất ý thức trong cơn

Bệnh động kinh có biểu hiện lâm sàng khá phức tạp

Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán động kinh

Để chẩn đoán tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn. Bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh động kinh và xác định nguyên nhân gây co giật.

- Khám thần kinh: Bác sĩ có thể kiểm tra hành vi của bạn, khả năng vận động, chức năng tâm thần và các khu vực khác để chẩn đoán tình trạng của bạn và xác định loại bệnh động kinh bạn có thể có. Trong các xét nghiệm này, các bác sĩ đánh giá kỹ năng tư duy, trí nhớ và lời nói của bạn. Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ xác định vùng não nào của bạn bị ảnh hưởng.

- Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể lấy mẫu máu để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, tình trạng di truyền hoặc các tình trạng khác có thể liên quan đến co giật.

Một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán động kinh:

Điện não đồ (EEG). Đây là xét nghiệm phổ biến nhất được sử dụng để chẩn đoán bệnh động kinh. Các điện cực được gắn trên đầu và ghi lại hoạt động điện của bộ não của bạn. Nếu bạn bị bệnh động kinh, thường có những thay đổi trong mô hình sóng não bình thường của bạn, ngay cả khi bạn không bị co giật

Điện não đồ là chẩn đoán bắt buộc trong khám bệnh bệnh động kinh

- Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI tạo ra một cái nhìn chi tiết về bộ não. Bác sĩ của bạn có thể phát hiện các tổn thương hoặc bất thường trong não của bạn có thể gây ra cơn co giật.

- Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET): Quét PET sử dụng một lượng nhỏ chất phóng xạ liều thấp được tiêm vào tĩnh mạch để giúp hình dung các khu vực hoạt động của não và phát hiện những bất thường gây bệnh động kinh.

- Chụp cắt lớp vi tính phát xạ photon (SPECT): Cho biết các vùng của não có hoạt động chức năng bình thường hay không, từ đó tìm ra nguồn cơn của bệnh động kinh.

 Việc khám và chẩn đoán chính xác loại động kinh và nơi cơn động kinh bắt đầu làm tăng cơ hội để tìm ra cách điều trị hiệu quả.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha