Mối liên quan giữa hội chứng Down và bệnh động kinh

Nghe khó tin nhưng có tới 13% trẻ em mắc hội chứng Down gặp phải các cơn co giật động kinh, thậm chí con số này lên tới 46% ở những người trên 50 tuổi.

Ngày đăng: 15-04-2019

1,518 lượt xem

Mối liên hệ giữa động kinh và hội chứng Down

Nam giới mắc hội chứng Down có xu hướng khởi phát bệnh động kinh sớm hơn nữ giới. Cơ chế làm tăng khả năng động kinh trong hội chứng Down này vẫn chưa được làm rõ, nhưng các nhà khoa học cho rằng có thể liên quan tới một trong 4 nguyên nhân sau:

- Lúc còn trong bào thai, trẻ có hội chứng Down có những bất thường về cấu trúc não như: ít nơron ức chế, bất thường vỏ não, synap kém phát triển,…có khả năng làm tăng nguy cơ động kinh.

- Hội chứng Down làm thay đổi độ thẩm thấu của ion kali qua màng tế bào khiến ngưỡng điện thế đột ngột giảm thấp, não bộ dễ bị kích thích hơn và xuất hiện các cơn co giật.

- Dư thừa 1 nhiễm sắc thế số 21 dẫn tới nhiễm sắc thể này hoạt động nhiều hơn ở người bình thường, làm gia tăng số lượng cũng như hoạt động của enzym được mã hóa và các sản phẩm chuyển hóa của nó. Hậu quả là làm tăng xu hướng khởi phát các thể động kinh.

- Động kinh cũng có thể do biến chứng của các dị tật tim mạch bẩm sinh, nhất là dị dạng mạch máu vùng đáy não ở trẻ có hội chứng Down.

Trẻ mắc hội chứng Down có nguy cơ xuất hiện các dạng động kinh

Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em có mắc hội chứng Down

Cơn động kinh ở những trẻ bị Down thường xuất hiện trước 3 tuổi, đó có thể là những dạng điển hình sau: 

- Các cơn co thắt ở trẻ sơ sinh (hội chứng West) là chứng động kinh phụ thuộc vào độ tuổi, thường xuất hiện trong vong 1 năm đầu đời của trẻ, với biểu hiện “cúi gật đầu” hoặc “nhún vai” liên tục trong vài giây và có thể lặp lại cơn rất nhiều lần trong ngày.

Những trẻ bị Down có liên quan đến hội chứng West có thể tiến triển thành hội chứng Lennox – Gastaut, với những cơn vắng ý thức trong ngày và co giật vào ban đêm.

- Dạng cơn co cứng – co giật toàn thân thường gặp ở những trẻ lớn hơn, đặc trưng bởi cơn gồng cứng, co giật toàn bộ cơ thể diễn ra trong vài phút, sau đó trẻ rơi vào trạng thái hôn mê, dần dần mới tỉnh lại.  

Dạng động kinh co cứng - co giật toàn thân thường gặp ở trẻ bị Down

Triệu chứng động kinh ở người lớn mắc hội chứng Down

Tỷ lệ mắc động kinh ở những người có hội chứng Down tăng lên theo tuổi thọ (chiếm tỷ lệ 46% ở người trên 50 tuổi), thường gặp nhất là cơn động kinh cục bộ hoặc cơn co cứng – co giật toàn thân, kèm theo tình trạng đau cơ, chuột rút. Trường hợp xảy ra cơn động kinh muộn này đều có liên quan đến bệnh sa sút trí tuệ Alzheimer do khiếm khuyết gen di truyền.

Điều trị động kinh ở người có mắc hội chứng Down

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Người bị động kinh có hội chứng Down đều có sự giảm đáng kể một số vitamin, khoáng chất trong máu như vitamin A, B6, B12, C, D, folat, canxi, sắt, magie, omega 3,… Vì vậy, cần bổ sung các vitamin và khoáng chất này bằng cách tăng cường các loại đậu, súp lơ, rau chân vịt, cải xanh, bina, trái cây tươi,… trong chế độ ăn hằng ngày.

Bên cạnh đó, hạn chế các loại phụ gia như đường, mì chính,… và tránh xa chất kích thích cũng rất tốt cho việc điều trị động kinh ở những người có hội chứng Down.

Sử dụng thuốc chống động kinh

Người bệnh động kinh có hội chứng Down  có thể sử dụng các loại thuốc tây chống động kinh như acid valproic, carbarmazepin, phenytoin,… để kiểm soát cơn giống như người bệnh động kinh thông thường.

Điều trị bệnh động kinh ở bệnh nhân Down bằng thuốc Đông y

Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng, các phương thuốc Đông y điều trị động kinh có tác dụng rất tốt nhằm an thần, trấn tĩnh, giảm kích thích thần kinh, nhờ vậy, giảm đáng kể tần suất và mức độ cơn, giúp người bệnh động kinh có hội chứng Down bớt mệt mỏi, buồn ngủ sau co giật. 

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha