Triệu chứng bệnh động kinh lành tính ở trẻ dạng hội chứng Panayiotopoulos là dạng bệnh được chuẩn đoán do bất thường ở khu vực thùy chẩm ở não bộ.
Ngày đăng: 20-02-2017
3,544 lượt xem
Tổng quan về triệu chứng bệnh động kinh dạng Panayiotopoulos
Triệu chứng bệnh động kinh Panayiotopoulos còn gọi là hội chứng động kinh thùy chẩm lành tính ở trẻ nhỏ với khởi phát sớm ở độ tuổi từ 3-6 tuổi. Hội chứng chỉ mới được đặt tên trong vòng 5 năm trở lại đây và tỉ lệ nhận biết hội chứng này ngày càng gia tăng.
Các triệu chứng lâm sàng là cơn động kinh với biểu hiện thần kinh thực vật, chủ yếu là nôn ói, các triệu chứng khác như lệch mắt sang một bên, chảy nước dãi, giật mi mắt, giật cơ, rung giật nhãn cầu và các vận động tự động.
Phần lớn cơn động kinh xảy ra vào trong giấc ngủ của trẻ trong đêm. Gần một nửa trường hợp, các cơn động kinh kéo dài hơn 30 phút và lên đến 7 giờ (trung bình 2 giờ) tạo nên trạng thái động kinh loại thần kinh thực vật.
Triệu chứng bệnh động kinh dạng Panayiotopoulos thường xảy ra trong giấc ngủ
Triệu chứng bệnh động kinh Panayiotopoulos thường kết thúc với co giật nửa người tiến triển kiểu Jackson hay co giật toàn thể, đa số bệnh nhân sẽ bình thường sau khi ngủ dậy.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
Chuẩn đoán và điều trị triệu chứng bệnh động kinh dạng Panayiotopoulos
Phương pháp chuẩn đoán bệnh cần thiết nhất là sử dụng điện não đố. Hai phần ba bệnh nhân có các sóng gai ở vùng chẩm và thường kèm với các sóng gai ngoài vùng chẩm. Điện não đồ thường ghi nhận các ổ động kinh di chuyển vị trí, nhiều ổ và lan rộng chứ không khu trú một chỗ.
Đôi khi một bệnh nhân có triệu chứng bệnh động kinh dạng Panayiotopoulos nhưng khi đo điện não đồ lại hoàn toàn bình thường. Do đó, để chuẩn đoán chính xác nhất, nên thực hiện đo điện não đồ ngay khi trẻ ngủ và lúc tỉnh táo.
Khi cơn co giật xảy ra thường xuyên hơn thì có thể được kiểm soát với các thuốc chống động kinh như Oxcarbazepine, Carbamazepine, Levetiracetam, Gabapentin, zonisamidLE, lacosamide...
Trẻ em có triệu chứng bệnh động kinh dạng Panayiotopoulos bị co giật dài có thể cần điều trị y tế khẩn cấp hoặc biện pháp sơ cứu kịp thời như dùng diazepaml đặt trực tràng.
- Phụ huynh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để tìm hiểu thêm về nguyên nhân, cách điều trị cũng như biện pháp sơ cứu khẩn cấp khi trẻ lên cơn động kinh. Khi cơn co giật kéo dài hơn bình thường hoặc 5 phút hoặc lâu hơn, cha mẹ nên gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất.
Trẻ mắc triệu chứng bệnh động kinh dạng Panayiotopoulos vẫn có thể phát triển bình thường
Tiên lượng khi trẻ em mắc triệu chứng bệnh động kinh dạng Panayiotopoulos là khá tốt, trẻ vẫn phát triển về thể chất và nhận thức bình thường mặc dù cơn co giật kéo dài. Hầu hết trẻ em sẽ khỏi bệnh khoảng 2-3 năm khi có cơn co giật đầu tiên xuất hiện.
<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn