Những tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc chống động kinh Sabril

Mặc dù được sử dụng phổ biến trong điều trị động kinh cục bộ phức tạp nhưng thuốc Sabril có thể gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Ngày đăng: 19-04-2019

2,168 lượt xem

Thuốc Sabril thường chỉ định trong trường hợp nào?

Thuốc Sabril – thành phần chính là vigabatrin, có tác dụng ngăn ngừa sự thiếu hụt GABA – chất dẫn truyền thần kinh ức chế, giúp ổn định hoạt động điện não để giảm cơn co giật do động kinh.

Sabril thường được kết hợp cùng các thuốc chống động kinh khác trong điều trị động kinh cục bộ phức tạp khi người bệnh không cải thiện với liệu pháp dùng thuốc đơn độc. Đồng thời, từ năm 2009 cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hòa Kỳ (FDA) đã chấp thuận Sabril trong điều trị chứng động kinh thể West ở trẻ nhỏ từ 1 tháng tuổi – 2 tuổi.

Thuốc chống động kinh Thuốc Sabril được dùng để điều trị cơn động kinh cục bộ

Những tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc Sabril

Mất thị lực vĩnh viễn

Tác dụng nguy hiểm và thường gặp nhất của thuốc Sabril là gây ra các vấn đề về thị giác như: Bệnh mù màu xanh, giảm tầm nhìn ngoại vi hoặc mất thị lực vĩnh viễn ngay cả khi đã ngưng dùng.

Tùy thuộc vào liều lượng và thời gian sử dụng mà mức độ tổn thương có thể khác nhau, nhưng kể cả khi dùng với liều thấp nhất thì người bệnh vẫn có nguy cơ giảm thị lực. Do vậy, nếu có bất cứ vấn đề gì về mắt trước và sau khi dùng Sabril bạn cần báo ngay với bác sĩ điều trị để có hướng can thiệp kịp thời.

Tâm lý bất ổn, có xu hướng muốn tự sát

Một số người sau khi dùng Sabril thường có suy nghĩ tự tử, do vậy bạn cần luôn cảnh giác với những thay đổi tâm trạng, hành vi, sự lo lắng, hoảng loạn hoặc các triệu chứng như khó ngủ, bốc đồng, cáu kỉnh, kích động, bồn chồn… của người bệnh.

Nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn do thuốc Sabril chữa bệnh động kinh

Tổn hại thần kinh

Sabril có thể gây tổn hại đến các tế bào thần kinh, làm giảm trí nhớ nghiêm trọng, khiến trẻ dễ bị nhầm lẫn, mất tập trung, đồng thời có nguy cơ tăng cơn co giật hoặc chuyển sang trạng thái động kinh.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Sau khi dùng Sabril, người bệnh có thể gặp biến chứng thần kinh ngoại biên với một số biểu hiện đặc trưng như đau, tê, run rẩy tay chân, đau khớp và dáng đi bất thường…

Một số tác dụng phụ khác gồm:

- Buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, thèm ăn, tăng cân.

- Phản ứng dị ứng: nổi mề đay, mụn trứng cá, phát bán, ngứa, phù mạch…

- Mắc một số bệnh lý thứ phát: Nhiễm trùng đường tiết niệu, đau bụng kinh, rối loạn cương dương…

- Phụ nữ có thai: Thuốc Sabril có thể gây tác dụng phụ cho thai nhi, do đó trừ khi lợi ích vượt trội hơn hẳn so với nguy cơ.

- Phụ nữ đang cho con bú: Thuốc Sabril có thể bài tiết qua sữa gây tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ với trẻ. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc bạn nên hướng cho trẻ dùng sữa ngoài.

Để nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc Sabril tới sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh co giật, động kinh, trẻ nhỏ hội chứng West nên sử dụng các phương thuốc thảo dược từ tự nhiên nhờ đó ổn định hoạt động điện não bộ, giúp giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật hiệu quả, góp phần rút ngắn thời gian điều trị.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha