Co giật ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Nhắc tới co cứng, co giật, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới bệnh động kinh. Nhưng riêng với trẻ sơ sinh, ngoài động kinh còn có rất nhiều nguyên nhân khác gây ra biểu hiện này, đó có thể là phản ứng giật mình bình thường của trẻ, hoặc cơn co giật lành tính, thiếu canxi, hạ đường huyết…

Ngày đăng: 11-10-2017

1,821 lượt xem

Không dễ dàng một chút nào để cha mẹ có thể phân biệt được đâu là biểu hiện bình thường của con, đâu là dấu hiệu của bệnh. Vì não bộ của trẻ rất nhạy cảm trong tuần đầu tiên sau khi sinh, do đó ở giai đoạn này trẻ thường có các cơn co giật
Co giật ở trẻ em thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác
Các cơn co giật ở trẻ sơ sinh thường rất khó nhận biết, dễ nhầm lẫn với các biểu hiện bình thường khác như trẻ bị giật mình khi nghe một tiếng động lớn hoặc tiếp xúc với ánh sáng mạnh, người trẻ sẽ cứng lại, các ngón tay xòe rộng ra. Nhưng các cơn co giật có khả năng cao là biểu hiện của bệnh động kinh khi:
- Trẻ có sự thay đổi hành vi kỳ lạ, không giống với trẻ cùng độ tuổi.
- Các lần co giật lặp đi lặp lại, giống nhau về đặc điểm và thời gian xảy ra.
- Xuất hiện ngay cả khi trẻ đang thức hoặc đang ngủ.
- Co giật không phải do sự thay đổi tư thế hoặc hoạt động, người lớn có giữ chân tay trẻ cũng không thể ngừng lại.
Nguyên nhân gây co giật, động kinh ở trẻ sơ sinh
Khoảng 20 – 30% trẻ sơ sinh bị co giật không rõ nguyên nhân, 70 – 80% còn lại do:
- Xuất huyết nội sọ ở trẻ sinh non.
- Bị ngạt khi sinh.
- Nhiễm trùng não: Viêm não, viêm màng não.
- Tổn thương não hoặc có khuyết tật dây thần kinh từ trong bào thai.
- Ngoài ra, trẻ sơ sinh còn bị co giật do các nguyên nhân không phải bệnh động kinh như: Cơn co giật sơ sinh lành tính, rối loạn chuyển hóa, rối loạn di truyền, hạ đường huyết, thiếu canxi, sốt cao,…
Chẩn đoán động kinh ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Rất khó để cha mẹ tự phân biệt được các cơn co giật ở con là do nguyên nhân nào. Vì vậy, khi nghi ngờ con có các triệu chứng bất thường của bệnh động kinh, cha mẹ cần đưa con tới chuyên khoa thần kinh hoặc chuyên khoa nhi của các bệnh viện lớn để được thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ hỏi về các biểu hiện, hành vi của trẻ, thời gian diễn ra cơn co giật/ vắng ý thức kết hợp với các xét nghiệm điện não đồ EEG, chụp cắt lớp vi tính CT, chụp cộng hưởng từ MRI, xét nghiệm máu… để chẩn đoán chính xác và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Điện não đồ là phương pháp chính xác để chuẩn đoán bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh
Điều trị co giật, động kinh ở trẻ sơ sinh
Có rất nhiều loại thuốc chống động kinh được sử dụng để kiểm soát các cơn co giật, động kinh ở trẻ như phenobarbital, phenytoin, carbamazepin, valproat,… Việc lựa chọn loại thuốc nào phụ thuộc vào loại động kinh, tuổi khởi phát, nguyên nhân và các thuốc đang sử dụng để điều trị bệnh khác. Bởi các cơ quan trong cơ thể trẻ sơ sinh còn chưa phát triển toàn diện, nên việc sử dụng thuốc điều trị động kinh cần hết sức thận trọng và tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị bằng các phương thuốc đông y có tác dụng an thần, trấn tĩnh các xung điện bất thường trong não bộ, nhờ đó giúp giảm tần suất, mức độ cơn và hạn chế ảnh hưởng của các cơn co giật động kinh lên não trẻ. Hơn nữa, cha mẹ có thể yên tâm sử dụng cho con bởi đây là các thảo dược tự nhiên hoàn toàn lành tính, không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sơ sinh sau này.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha