Khi nào nên dùng thuốc chống co giật chữa bệnh động kinh

Thuốc chống co giật được chỉ định ngày càng nhiều trong những năm gần đây, vì vậy, tìm hiểu về thuốc giúp bệnh nhân hiểu ý nghĩa của việc dùng thuốc.

Ngày đăng: 21-07-2018

1,542 lượt xem

Thuốc chống co giật tác động tới bệnh động kinh như thế nào?

Bệnh động kinh vốn xuất phát từ những cơn phóng điện kịch phát từ bên trong não bộ. Các loại thuốc chống co giật hoạt động bằng cách giảm bớt những hoạt động quá mức đó theo nhiều cách khác nhau, thường theo hướng an thần, điều chỉnh hoạt động của kênh ion hoặc chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ.

Một số loại thuốc chống co giật thường được sử dụng

Valproat (Depakine): Năm 1995, Depakine trở thành thuốc chống co giật đầu tiên được FDA phê chuẩn để điều trị bệnh.

Carbamazepine (Tegretol): Được sử dụng phổ biến mặc dù chưa được FDA phê duyệt. Thường nhóm thuốc này gây tác dụng phụ rất khó chịu.

Lamotrigine (Lamictal): Là thuốc chống co giật thế hệ thứ hai. Việc sử dụng Lamotrigine vẫn đang được thử nghiệm vì gây tác dụng phụ nghiêm trọng trên gan nhưng dung nạp khá tốt nên rất được ưu tiên lựa chọn trong một số trường hợp kháng thuốc.

Gabapentin (Neurontin): Gabapentin cũng thuộc nhóm thuốc chống co giật thế hệ hai, sử dụng kết hợp với các thuốc khác để tăng hiệu quả.

Topiramate (Topamax): Thuốc này khá mới trên thị trường. Đây là liệu pháp bổ trợ bên cạnh thuốc khác. Topiramate ảnh hưởng đến nhận thức của người bệnh và gây tăng cân.

Thuốc chống co giật để chữa bệnh động kinh hiện nay khá đa dạng

Tác dụng phụ của thuốc chống co giật

Trong nhiều trường hợp người bệnh động kinh phải xét nghiệm máu thường xuyên khi đang điều trị bằng thuốc chống co giật. Vì một số dòng thuốc có thể gây tổn thương gan, thận hoặc làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu, làm máu chậm đông.

Mỗi một loại thuốc chống co giật có thể có tác dụng phụ khác nhau đôi chút. Tuy nhiên, thường gặp nhất là: Chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, phát ban,  tăng cân.

Hầu hết các tác dụng phụ này giảm đi theo thời gian. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn đưa ra một số khuyến cáo cho người bệnh khi sử dụng thuốc chống co giật gồm:

- Phụ nữ mang thai cần được hướng dẫn chi tiết trước khi dùng, không tự ý uống thuốc vì một số loại thuốc chống co giật có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho em bé.

- Nếu bác sĩ yêu cầu, người bệnh nên kiểm tra chức năng gan định kỳ.

- Trao đổi với bác sĩ tất cả các loại thuốc đang dùng. Vì thuốc chống co giật có thể tương tác với nhiều loại khác gây ra vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.

Cách giảm tác dụng phụ của thuốc chống co giật

Không thể phủ nhận hiệu quả của thuốc chống co giật trong điều trị các bệnh lý động kinh, mặc dù có những thuốc chống co giật để lại tác dụng phụ nghiêm trọng cho người bệnh.

Vì vậy, nhiều bệnh nhân và chuyên gia đã tìm đến các phương pháp điều trị như dùng Đông y gia truyền để giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc chống co giật.

Đông y có tác dụng chữa bệnh động kinh an toàn, hiệu quả

Những vị thuốc thảo dược có trong thuốc Đông y gia truyền có khả năng trấn an tâm thần, điều hòa hoạt động của hệ thần kinh, giảm bớt kích thích quá mức trong não. Bởi vậy, người bệnh nhanh chóng giảm thiểu tần suất, mức độ bệnh, hạn chế việc dùng tây y trong thời gian dài và giảm thiểu nguy cơ phải phối hợp thuốc.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha