4 dấu hiệu nhận biết sớm cơn co giật do động kinh ở trẻ sơ sinh

Các cơn co giật động kinh ở trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện nhiều lần, trong khi đó, co giật do sốt và các nguyên nhân khác thường chỉ xuất hiện một lần.

Ngày đăng: 12-04-2018

1,554 lượt xem

Vì sao dễ nhầm lẫn bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh?

Bệnh động kinh là một rối loạn thần kinh được xác định bởi sự tái phát đột ngột của những cơn co giật, hành vi kỳ lạ hoặc mất ý thức. Đó là kết quả của hoạt động truyền tín hiệu điện bất thường trong não của trẻ.

Cơn động kinh thường xuất hiện đột ngột, không có dấu hiệu báo trước và có tính chất lặp đi lặp lại. Trong khi đó, rất nhiều trẻ bị chẩn đoán nhầm động kinh trong khi chúng mắc chứng rối loạn co giật bao gồm co giật sinh lý và co giật tâm lý.

Co giật sinh lý ở trẻ là hiện tượng co giật do một số nguyên nhân như: Thiếu canxi máu, hạ đường huyết, ngộ độc thức ăn, nhiễm độc giáp, rối loạn chuyển hóa và trao đổi chất.

Co giật tâm lý thường hiếm gặp ở trẻ nhỏ, thường xuất hiện ở trẻ đã nhận thức rõ về xung quanh, đây là tình trạng cơ thể xuất hiện cơn co giật do rối loạn về vận động, hành vi, tâm lý. Ví dụ trẻ chịu quá nhiều áp lực học tập, áp lực gia đình, bị bạo hành, xâm hại mà không nói ra…

Cần phân biệt co giật bệnh lý và co giật do động kinh

Các dấu hiệu nhận biết co giật do động kinh ở trẻ sơ sinh

Co giật là triệu chứng điển hình của bệnh động kinh. Nguyên nhân co giật có thể là do dị tật bẩm sinh, các vấn đề trong quá trình người mẹ mang thai hoặc lúc sinh nở, bệnh tật, sốt, nhiễm trùng và các chất độc hại trong cơ thể.

Một số trẻ sơ sinh có thể bị co giật do các rối loạn não và hệ thần kinh, ví dụ như bệnh tràn dịch não. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết cơn co giật do động kinh ở trẻ.

1. Cử động lặp đi lặp lại

Bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh tấn công trẻ dưới 2 tháng tuổi. Loại co giật này thể hiện ở triệu chứng cử chỉ lặp lại, chẳng hạn như mút, chớp mắt và giật mi mắt, thè lưỡi, liếm môi và ngưng thở. Ngoài ra, còn có một số hành động rõ ràng hơn như vẫy cổ tay, đập cánh tay giống chèo thuyền hoặc chân làm động tác đạp xe.

2. Co cơ

Bệnh động kinh ở trẻ gây co giật ở trẻ sơ sinh từ 1 - 2 tuổi. Các cơn co giật này có triệu chứng là các cơn co cơ mạnh và bất ngờ, thường xuất hiện vào sáng sớm trong khi trẻ đang ngủ hoặc lúc thức dậy sau giấc ngủ ngắn.

Sự co cơ có thể xảy ra ở các bó cơ ảnh hưởng đến đầu, cổ, chân, thân và cánh tay. Mỗi cơn co cơ có thể chỉ kéo dài vài giây và nhẹ đến nỗi khó phát hiện ngay nhưng sẽ khiến cho đứa bé khóc ré lên rất to.

Co cơ là biểu hiện dễ nhận thấy của cơn co giật do động kinh

3. Mất ý thức

Co giật cơn lớn hoặc nghiêm trọng có thể xuất hiện ở trẻ trên 2 tháng tuổi. Do trẻ ngừng thở tạm thời nên có thể sẽ mất đi ý thức. Môi của trẻ còn có thể biến thành màu xanh do thiếu oxy. Các triệu chứng này luôn làm các bậc phụ huynh vô cùng hoảng sợ.

4. Cứng cơ

Co giật cơn lớn và co giật do sốt cao ở trẻ sơ sinh có thể gây cứng hoặc liệt cơ. Các triệu chứng cứng cơ thường kéo dài khoảng 5 phút, bao gồm các biểu hiện như nhìn chằm chằm, cứng hoặc mềm cơ và mất trương lực cơ. Do đó, cần theo dõi kỹ các biểu hiện sớm của bệnh động kinh ở trẻ và báo cho bác sĩ nhi khoa sớm nhất có thể khi thấy điều bất thường.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

 

Bình luận (2)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
  • tran linh (05-06-2018) Trả lời
    con e moi hon 1 thang tuoi nhung thinh thoang bi tay chan gio len troi mat mo to mặt đỏ ca nguoi cứng đơ
    • Đông y Trịnh gia (05-06-2018)
      Tran Linh thân mến! Những biểu hiện của bé là của bệnh động kinh thể WEST - Đây là thể động kinh xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Bé còn nhỏ nên không thể uống thuốc trực tiếp được vì vậy mẹ uống cho con bú.