Hối hận vì cấp cứu sai cách cho trẻ đang lên cơn co giật động kinh

Nhiều gia đình thấy con lên cơn co giật do động kinh sẽ ghì chặt hoặc cho con ngâm chanh tươi kèm gừng thái lát, tuy nhiên đây là cách sơ cứu rất nguy hiểm.

Ngày đăng: 17-08-2019

846 lượt xem

Suýt mất con vì tin mẹo vặt dân gian

Mới đây, các bác sĩ vừa tiếp nhận cấp cứu cho bệnh nhi mắc bệnh động kinh được người nhà đưa đến trong tình trạng thở khó, tím tái, lơ mơ, tiếp xúc kém. Bác sĩ phải khai thông đường thở, loại bỏ đàm nhớt trong miệng bé, đặt ống nội khí quản để cấp cứu.

Trong khi, các bác sĩ phát hiện nhiều tép chanh tươi và lát gừng mỏng ở cổ họng bé. Mẹ bé cho biết, bé có tiền sử động kinh. Lần này, bé lên cơn co giật khi đang ở nhà cùng bà nội đã nặn chanh, cho ngậm gừng thì bé đột nhiên gồng cứng, thở hắt mệt mỏi nên đưa vào bệnh viện.

Theo các bác sĩ, một đứa trẻ khi bị co giật, người cấp cứu nên hỏi ngay người thân đi cùng về bệnh sử của trẻ như lâu nay đã từng co giật chưa, có hay co giật không để xác định qua về tiền sử có động kinh hay không. Thông thường, có 3 nguyên nhân gây co giật ở trẻ là: Sốt cao, động kinh hay những bệnh lý khác như viêm màng não, chấn thương trước đó…

Các bác sĩ khẳng định về cơ bản, hầu hết trẻ bị co giật đều cắn chặt răng chứ không tự cắn lưỡi, nếu người lớn cạy hàm, chèn tay hoặc các vật khác vào miệng thì lưỡi của trẻ mới đưa ra ngoài, kèm theo trẻ co giật mất kiểm soát sẽ dễ cắn lưỡi hơn hoặc gây tổn thương niêm mạc, răng, lợi.

Nhiều gia đình có con mắc bệnh động kinh nhưng chủ quan trong khi sơ cấp cứu

Xử trí khi trẻ co giật cần lưu ý gì?

Nếu trẻ co giật do sốt cao, người lớn chỉ cần nhanh chóng hạ sốt bằng cách đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn, cho trẻ mặc đồ thoáng mát, dùng nước ấm lau người cho trẻ, lau nhiều ở vùng bẹn, nách, theo dõi sốt ở trẻ, sốt cao không hạ phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Người lớn nghĩ chanh thường dùng để hạ sốt nên vắt chanh nguyên chất sẽ hạ sốt nhanh hơn, nhưng khi trẻ đang co giật sẽ không chủ động được đường thở, người cấp cứu vắt mạnh chanh vào miệng sẽ gây nhiều nguy cơ, nếu nước chanh hay dị vật sặc vào khí quản, gây viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí đã có trẻ tử vong.

Nếu trẻ đang lên cơn động kinh, lúc này, những việc nên làm như: Giúp bệnh nhân không bị chấn thương trong lúc đang co giật bằng cách di dời những đồ vật có thể gây sang chấn cho bệnh nhân ra xa; đặt một chiếc gối mỏng, mềm dưới đầu bệnh nhân; nên cho bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên, chùi sạch nước bọt hoặc các chất nôn ói (nếu có); ghi nhận thời gian cơn co giật (co giật kéo dài trong bao lâu). Khi cơn co giật thoái lui, đảm bảo bệnh nhân thở lại như bình thường.

Nên biết cách giúp đỡ khi trẻ lên cơn co giật do động kinh

Nên lưu ý, ngoài việc không cho bất kỳ thứ gì vào miệng trẻ, thì cha mẹ không được ghì chặt trẻ vì có thể làm tổn thương một bộ phận nào đó trên cơ thể, thậm chí nếu dùng quá nhiều lực có thể gây gãy xương cho trẻ. 

- Bệnh nhân bị động kinh lúc đang ở dưới nước: Giữ cho đầu bệnh nhân ở trên mặt nước và nghiêng về một bên; đưa bệnh nhân lên cạn ngay khi có thể; sau khi đưa lên cạn, đảm bảo bệnh nhân có thể thở lại như bình thường; nếu không, phải tiến hành cấp cứu hoặc gọi cấp cứu ngay; nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện để kiểm tra, dù bệnh nhân cảm thấy khỏe sau cơn.

Trên đây là một số lưu ý mà cha mẹ cần ghi nhớ để sơ cứu và giúp đỡ trẻ kịp thời nếu trẻ lên cơn co giật do bệnh động kinh.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

           BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha