Vì sao không nên chủ quan trước biểu hiện co giật ở trẻ sơ sinh

Co giật ở trẻ sơ sinh thường khó chẩn đoán vì đa phần diễn ra trong thời gian ngắn, từ đó dẫn đến sự chủ quan của các bậc phụ huynh.

Ngày đăng: 15-01-2019

1,113 lượt xem

Cách nhận biết biểu hiện co giật ở trẻ sơ sinh

Tùy vào nguyên nhân mà biểu hiện co giật ở trẻ sơ sinh sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

- Sốt cao co giật: Trẻ có biểu hiện đảo mắt, chân tay co cứng hoặc giật mạnh. Khoảng 4% trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi có cơn co giật do sốt cao trên 38.5 độ.

Cơn co giật nếu chỉ xảy ra một vài lần thì không gây nguy hiểm gì cho trẻ, nhưng nếu tình trạng sốt cao co giật tái diễn thường xuyên, trẻ có thể gặp di chứng động kinh sau này rất khó kiểm soát.

- Co giật sơ sinh lành tính: Cơn co giật kéo dài khoảng 2 phút, xảy ra trong 2 – 6 ngày sau khi sinh, thường biến mất khi trẻ lớn hơn và không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

- Cơn co thắt sơ sinh: Trẻ có thể uốn cong người về phía trước hoặc cong lưng trong khi chân, tay cứng lại. Cơn co thắt này thường có xu hướng xảy ra khi trẻ mới thức dậy, chuẩn bị đi ngủ hoặc sau khi ăn. Trẻ sơ sinh có thể có hàng trăm cơn co thắt mỗi ngày.

- Co giật do động kinh khu trú: Trẻ đổ mồ hôi, nôn mửa, da xanh sao và có thể trải qua các cơn co thắt hoặc co cứng ở một số nhóm cơ chẳng hạn như: ngón tay, cánh tay, chân, kèm theo các biểu hiện mím môi, la hét, khóc hoặc mất ý thức.

- Co giật và động kinh toàn thểToàn bộ cơ thể trẻ co giật, kèm theo biểu hiện mắt trợn ngược, sùi bọt mép, không kiểm soát đại tiểu tiện.

- Cơn co giật Tonic: Các bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể trẻ sơ sinh đột ngột cứng lại trong một thời gián ngắn.

- Cơn co giật Myoclinic: Một nhóm cơ thường ở vai, cổ, cánh tay trên,… bắt đầu co giật thành từng đợt, vài lần mỗi ngày và xảy ra trong vài ngày liên tiếp.

Cha mẹ đừng chủ quan trước cơn co giật ở trẻ sơ sinh

Liệu biểu hiện co giật ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Cơn co giật nếu chỉ mới xảy ra một vài lần và đã được chẩn đoán là do sốt cao hoặc co giật sơ sinh lành tính,… sẽ không gây bất cứ nguy hiểm gì cho trẻ.

Tuy nhiên, trong trường hợp cơn co giật tái diễn thường xuyên, trong thời gian dài kèm theo kết quả đo điện não đồ bất thường thì trẻ có nguy cơ cao bị bại não hoặc động kinh. 

Có rất nhiều nguy hiểm xảy ra đối với trẻ sơ sinh bị co giật 

Cần làm gì với biểu hiện co giật ở trẻ sơ sinh

Khi thấy trẻ có biểu hiện co giật, cha mẹ cần giữ bình tĩnh và thực hiện các bước để hạn chế tối đa rủi ro trẻ có thể gặp phải:

- Loại bỏ tất cả các vật cứng, sắc, nhọn xung quanh nơi trẻ đang nằm.

- Nhẹ nhàng đặt trẻ nghiêng sang một bên để tránh đờm, dãi, chất nôn,… chảy ngược vào thực quản gây khó thở.

- Nới lỏng quần áo nhằm giúp trẻ thoải mái, dễ thở hơn.

- Không cho bất cứ vật gì vào miệng trẻ, đồng thời không cố gắng kìm kẹp, giữ cơ thể trẻ, bởi điều này có thể khiến trẻ bị trật khớp, gãy xương,…

Biểu hiện co giật ở trẻ sơ sinh mặc dù khó nhận biết nhưng nếu để ý kĩ hơn, các bậc phụ huynh vẫn có thể dễ dàng phán đoán trường hợp của trẻ là gì, từ đó có hướng xử trí kịp thời giúp trẻ phòng ngừa tối đa những tổn thương có thể xảy ra.  

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha