Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc động kinh vắng ý thức?

Động kinh vắng ý thức liên quan đến tình trạng mất ý thức đột ngột trong thời gian ngắn. Bệnh phổ biến hơn ở trẻ em so với người lớn.

Ngày đăng: 22-09-2019

912 lượt xem

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc động kinh vắng ý thức

- Tuổi tác: Động kinh vắng ý thức phổ biến hơn ở trẻ em trong độ tuổi từ 4 đến 14.

- Giới tính: Cơn động kinh vắng ý thức thường gặp hơn ở bé gái.

- Các thành viên gia đình bị động kinh: Gần một nửa trường hợp động kinh vắng ý thức có người thân trong gia đình bị động kinh.

Những dấu hiệu và triệu chứng động kinh vắng ý thức là gì?

Triệu chứng chính của động kinh vắng ý thức là nhìn chằm chằm vào khoảng trống. Nhiều người có thể bị nhầm lẫn dấu hiệu này với việc đang tập trung vào vấn đề gì đó. Các dấu hiệu và triệu chứng khác của động kinh vắng ý thức gồm: Đột ngột ngừng chuyển độn, liếm môi, giật mí mắt, chà xát ngón tay...

Sau cơn vắng ý thức, trẻ sẽ không có ký ức về sự việc. Một số người có thể bị động kinh vắng ý thức hàng ngày, ảnh hưởng đến việc học hoặc các hoạt động hàng ngày.

Động kinh vắng ý thức có thể gặp ở mọi lứa tuổi

Nguyên nhân nào gây động kinh vắng ý thức?

Nhìn chung, co giật là do xung điện bất thường từ tế bào thần kinh trong não gây ra. Các tế bào thần kinh của não thường gửi tín hiệu điện và hóa học qua các khớp thần kinh kết nối chúng.

Ở những người bị động kinh, hoạt động điện thông thường của não bị thay đổi. Trong động kinh vắng ý thức, các tín hiệu điện này lặp đi lặp lại trong 3 giây. Ngoài ra, nhiều trẻ em bị động kinh vắng ý thức có thể do di truyền.

Động kinh vắng ý thức nguy hiểm không?

Một số trẻ có thể giảm các cơn động kinh vắng ý thức, tuy nhiên một số trẻ phải dùng thuốc chống động kinh suốt đời để ngăn ngừa co giật hoặc bị các cơn động kinh lớn.

Các biến chứng khác có thể bao gồm: Khó khăn trong học tập, gặp các cấn đề hành vi và cách ly xã hội

Động kinh vắng ý thức ảnh hưởng đến học tập và sự tập trung

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn kiểm soát động kinh vắng ý thức?

Chế độ ăn uống:

Chế độ ăn giàu chất béo và ít carbohydrate có thể cải thiện khả năng kiểm soát động kinh. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng chế độ ăn này nếu các loại thuốc không kiểm soát được cơn co giật. Chế độ ăn này không dễ duy trì nhưng có thể giúp giảm động kinh cho một số người.

Thói quen sinh hoạt:

Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có thể gây ra cơn co giật. Vì vậy, bạn hãy chắc chắn ngủ đủ giấc mỗi ngày.

- Hạn chế lái xe hoặc tham gia các hoạt động giải trí khác. Không tắm hoặc đi bơi trừ khi có người ở gần để giúp đỡ bạn nếu cần thiết.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

           BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha