Phải làm gì khi bị co giật do tổn thương tâm lý

Co giật ngoài nguyên nhân do động kinh còn nhiều nguyên khác, trong đó có chứng co giật tâm lý và rất dễ bị chẩn đoán nhầm thành bệnh động kinh.

Ngày đăng: 22-02-2019

1,053 lượt xem

Co giật tâm lý xuất phát từ đâu?

Từ xa xưa, co giật nonepileptic đã được công nhận như một hình thức kích động. Vào cuối những năm 1800, Charcot mô tả đầu tiên cơn co giật không động kinh là một rối loạn lâm sàng, chúng được phân loại thành co giật nonepileptic sinh lý và tâm lý.

Co giật sinh lý thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nó có liên quan đến chứng đau nửa đầu mạn tính, cơn thiếu máu não thoáng qua, rối loạn chức năng hệ thần kinh tự trị, loạn nhịp tim, hạ đường huyết…

Co giật tâm lý (co giật nonepileptic) là khi cơ thể có những biểu hiện bất thường về hành vi, vận động, cảm giác tương tự như bệnh động kinh, mà không xuất phát từ sự phóng điện bất thường của vỏ não.

Theo số liệu thống kê, có khoảng 5-10%  số bệnh nhân động kinh ngoại trú và 20-40% bệnh nhân động kinh nội trú có cơn co giật tâm lý, nguyên nhân do trầm cảm, rối loạn stress, sang chấn tâm lý... Co giật tâm lý thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành, trong đó 75-85% bệnh nhân là phụ nữ.

Co giật tâm lý xảy khi khi chúng ta quá căng thẳng hoặc bị sang chấn tâm lý

Biểu hiện của co giật tâm lý như thế nào?

- Co giật kéo dài trên 2 phút, cơn co giật có tính chất tăng dần từ nhẹ đến nặng

- Với cơn co giật toàn thể: Mắt nhắm chặt trong suốt quá trình co giật, cắn vào đầu lưỡi hoặc bên trong miệng, đầu lắc liên tục sang hai bên. Mất kiểm soát về hành vi và nhận thức

- Với cơn vắng ý thức tạm thời, mắt nhìn vô hồn chăm chăm về phía trước và không nhận thức được điều gì đang xảy ra.

Trước khi bị co giật, người bệnh thường có các biểu hiện của sự căng thẳng, stress tâm lý kèm theo. Không chỉ giống nhau về triệu chứng, điện tâm đồ (EEG) giữa bệnh động kinh và co giật tâm lý cũng tương tự nhau, do đó, việc chẩn đoán chính xác bệnh gặp tương đối khó khăn.

Co giật tâm lý và tầm quan trọng của việc chẩn đoán sớm

Chẩn đoán sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị cơn co giật tâm lý. Tuy nhiên, thật không may rằng việc chẩn đoán chứng bệnh này thường không được kịp thời.

Theo số liệu báo cáo, có khoảng 25% bệnh nhân được chẩn đoán trước đó là bệnh động kinh và không đáp ứng với thuốc điều trị; Chính sự chậm trễ này, nhiều bệnh nhân đã phải trải qua quãng thời gian đầy khó khăn bởi họ phải điều trị dài ngày với các thuốc kháng động kinh mà không hết bệnh, chưa kể đến những tác dụng phụ của thuốc và những can thiệp có hại khác như đặt nội khí quản trong cấp cứu khi cơn co giật diễn ra.

Chẩn đoán sớm cơn co giật tâm lý còn mang lại lợi ích lớn về mặt kinh tế. Một nghiên cứu chứng minh, khoảng 84% chi phí điều trị được giảm đi trong vòng 6 tháng sau khi cơn co giật tâm lý được chẩn đoán.

Bên cạnh đó, co giật tâm lý còn gây ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến cuộc sống của bệnh nhân. Chất lượng sức khỏe của người co giật tâm lý còn thấp hơn cả những bệnh nhân bị động kinh, điều này có thể có liên quan đến sự hiện diện của bệnh tâm thần và những tác động bất lợi của thuốc chống động kinh.

Điều trị co giật tâm lý theo từng nguyên nhân gây bệnh

 

Cần có biện pháp điều trị tâm lý đối với bệnh nhân bị co giật do tâm lý

Phần lớn các cơn co giật tâm lý xảy ra đều do hậu quả của một biến cố nặng nề nào đó trong cuộc sống. Co giật tâm lý hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Ngoài việc dùng thuốc, tâm lý trị liệu, việc giáo dục hành vi cho bệnh nhân cũng rất quan trọng, đôi khi nó còn là bước đầu tiên trước khi bắt đầu điều trị, do đó, sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và bệnh viện sẽ giúp người bệnh mau chóng bình phục và sớm trở lại cuộc sống bình thường.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha